(CHG) Đúng lịch, ngày hôm nay 21/8, Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Nhưng do kỳ điều hành xăng dầu này trùng Chủ nhật nên theo quy định kỳ điều chỉnh được lùi sang ngày mai (22/8).
Trên thị trường thế giới, sau nhiều ngày lao dốc mạnh, xuống dưới ngưỡng 90 USD/thùng thì giá dầu thế giới 3 phiên gần đây đã tăng nhẹ.
Theo dữ liệu từ Oilprice, vào lúc 6h25 ngày 21/8 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 10 ở mức 96,72 USD/thùng, tăng 0,13 USD. Giá dầu WTI giao tháng 9 được giao dịch ở mức 90,77 USD/thùng, tăng 0,3% so với ngày hôm qua. Tính chung cả tuần qua, giá dầu Brent và WTI đều giảm khoảng 1,5%.
Giá xăng kỳ điều hành ngày 22/8: Tiếp tục giảm hay giữ nguyên?
Dữ liệu cập nhật từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore ở kỳ điều hành này biến động không nhiều so với kỳ tính giá ngày 11/8.
Bình quân giá xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON 92) trên thị trường Singapore đến ngày 17/8 là 104,99 USD/thùng, còn xăng RON 95 là 108,96 USD/thùng. Bình quân giá dầu diesel ở chu kỳ này là 129,85 USD/thùng, dầu hỏa là 127,67 USD/thùng, dầu mazut là 478,3 USD/tấn.
Do giá xăng nhập vào không có biến động nhiều nên giá bán lẻ xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 22/8 được dự báo chỉ có thể giảm nhẹ hoặc giữ nguyên.
Lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu cho biết, trong kỳ điều hành ngày 22/8, nếu cơ quan quản lý không trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có khả năng giảm từ 100 - 300 đồng/lít. Trường hợp cơ quan quản lý chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá các mặt hàng xăng dầu có thể sẽ giữ nguyên.
Tuy nhiên, cũng có đánh giá, hiện giá xăng, dầu thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore cao hơn giá bán lẻ xăng trong nước khoảng 250 - 350 đồng/lít; dầu diesel, dầu hỏa khoảng 950 - 1.100 đồng/lít. Mà nước ta nhập xăng dầu chủ yếu từ Singapore nên trong kỳ điều hành ngày 22/8, giá xăng có thể tăng tương ứng khoảng 250 - 350 đồng/lít; dầu diesel, dầu hỏa tăng mạnh gần 1.000 đồng/lít.
Như vậy, giá xăng ngày mai tăng ít hay giảm nhẹ, hoặc giữ nguyên còn phụ thuộc vào việc cơ quan quản lý chi quỹ bình ổn.
(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết