Giảm tiền thuê đất hỗ trợ trực tiếp vào dòng tiền của doanh nghiệp


(CHG) Chính sách giảm 30% tiền thuê đất năm 2023 của Chính phủ được kỳ vọng là một trong những giải pháp giúp người dân, doanh nghiệp vượt khó và có thêm nguồn lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Gói hỗ trợ lên tới 3.500 tỷ đồng
Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 25/QĐ-CP về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023. Các đối tượng được thụ hưởng chính sách giảm 30% tiền thuê đất bao gồm các tổ chức, DN, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định, hoặc hợp đồng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dưới hình thức thuê đất trả tiền hàng năm. Quy định này cũng áp dụng đồng thời cho cả người thuê đất không thuộc diện được miễn giảm, hết thời hạn hoặc trường hợp đang được giảm theo quy định về đất đai...

Ảnh minh họa: H.Anh
 
Chia sẻ dưới góc độ cơ quan soạn thảo chính sách, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho biết, xác định kinh tế vẫn đang chịu tác động kép từ các yếu tố bên ngoài cũng như khó khăn nội bộ và càng bộc lộ nhiều hơn trong giai đoạn sau khi trải qua giai đoạn Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã đề ra 5 nhóm giải pháp hỗ trợ người dân và DN, bao gồm giảm tiền thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đây là giải pháp nằm trong nhóm hỗ trợ về mặt dòng tiền, giảm chi phí cho DN và người dân.
Về đối tượng thụ hưởng chính sách, ông Nguyễn Tân Thịnh nhấn mạnh, độ phủ của chính sách này rất rộng, tới tất cả các đối tượng thuê đất trả tiền hàng năm của Nhà nước mà có đầy đủ giấy tờ theo quy định. Phạm vi và đối tượng áp dụng của Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg tương tự như các chính sách đã áp dụng cho năm 2020, 2021, 2022, do đó, theo tính toán của cơ quan quản lý, tổng số tiền trực tiếp giảm khoảng 3.500 tỷ đồng. Ông Nguyễn Tân Thịnh nhấn mạnh, việc giảm tiền thuê đất này nằm trong gói hỗ trợ về mặt dòng tiền giảm chi phí cho các DN, người dân, do vậy số tiền thực tế các DN được hưởng lớn hơn con số 3.500 tỷ đồng này, bởi khi được giảm tiền thuê đất, DN được sử dụng số tiền này để chi trả các chi phí khác mà không phải vay của các tổ chức tín dụng, nên sẽ tiết kiệm được một khoản tương đối lớn.
Về mặt thủ tục, Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg quy định, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ cần gửi giấy đề nghị giảm tiền thuê đất cùng bản sao của 1 trong 3 loại giấy tờ (quyết định cho thuê đất; hợp đồng cho thuê đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và gửi hồ sơ đến cơ quan Thuế qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Ngay sau khi nhận được giấy đề nghị, cơ quan Thuế sẽ có quyết định giảm tiền thuê đất.
Chính phủ cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp
Để chính sách này sớm được thực thi hiệu quả, ngay sau khi Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg được ban hành, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, Tổng cục Thuế cũng đã có Công điện số 08/CĐ-TCT gửi cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương yêu cầu cơ quan Thuế các cấp triển ngay chính sách giảm tiền thuê đất, đồng thời phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng và chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trên địa bàn phổ biến tuyên truyền tới các đối tượng thụ hưởng. Tổng cục Thuế cũng đã yêu cầu cơ quan Thuế địa phương giải quyết thủ tục theo đúng thời hạn được quy định tại Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg là dưới 30 ngày…
Đánh giá về chính sách giảm tiền thuê đất, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, đơn hàng của DN và mức tiêu thụ trên thị trường hạn chế dẫn tới DN và người dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, việc Chính phủ quyết định giảm tiền thuê đất cho người dân và DN trong năm 2023 là biện pháp Chính phủ cùng chia sẻ khó khăn với người dân và DN. Về tác động của chính sách này tới nền kinh tế và DN, chuyên gia cho rằng, việc giảm 30% tiền thuê đất trong năm 2023 sẽ góp phần làm chi phí sản xuất kinh doanh của DN giảm đi, qua đó DN có thêm lợi nhuận. “Nhưng quan trọng hơn, DN ngay lập tức có thể tính toán được số tiền mà mình được giảm là bao nhiêu và đưa dòng tài chính này vào hoạt động sản xuất kinh doanh, theo đó, DN sẽ giảm bớt được một khoản tài chính phải đi vay, phải đàm phán, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc và cũng giảm các giao dịch để DN tập trung vào sản xuất kinh doanh”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Chia sẻ tại Toạ đàm Chính sách hỗ trợ giúp người nộp thuế vượt khó mới đây, ông Mạc Quốc Anh, Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội cũng ghi nhận những đóng góp tích cực của chính sách tài chính hỗ trợ cho DN. Đại diện Hiệp hội DNNVV Hà Nội cho biết, thời gian qua, trong bối cảnh DN gặp nhiều khó khăn, DN được hưởng nhiều chính sách quan trọng từ giãn, hoãn, miễn, giảm nộp thuế, phí, trong đó có chính sách giảm tiền thuê đất đem lại nhiều lợi ích, hay nói cách khác là đem lại “tác động kép” cho DN, vừa hỗ trợ về dòng tiền, vừa tiết giảm thời gian, chi phí… cho DN. Ông Mạc Quốc Anh cũng nhấn mạnh, việc Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất là chính sách hỗ trợ tích cực giúp DN, người dân có thêm nguồn lực sớm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, từ năm 2020 đến tháng 5/2023, tổng số tiền thuê đất, thuê mặt nước được giảm là hơn 8.000 tỷ đồng. Riêng năm 2023, theo ước tính của Bộ Tài chính, dự kiến số tiền thuê đất giảm cho DN, người dân từ chính sách khoảng 3.500 tỷ đồng. Như vậy, chỉ tính riêng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, từ năm 2020 đến nay, NSNN đã giảm thu hàng nghìn tỷ đồng do thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đây không chỉ là nguồn tài chính quan trọng với doanh nghiệp mà còn thể hiện sự cam kết đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Tài chính với cộng đồng DN và người dân.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3