Sửa đổi thuế Thu nhập doanh nghiệp để thực hiện Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu


(CHG) Theo Bộ Tài chính, mục tiêu cụ thể của việc sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ góp phần tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ DN mở rộng sản xuất, kinh doanh; rà soát, sắp xếp lại chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực và địa bàn ưu tiên theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Bộ Tài chính vừa có Tờ trình gửi Bộ Tư pháp thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TNDN (sửa đổi). Theo nội dung tờ trình, cơ quan soạn thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung 10 nhóm chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo ổn định nguồn thu cho NSNN.

Cơ quan soạn thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung 10 nhóm chính sách thuế TNDN nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ảnh: H.Anh.
 
Dự án Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung 15 điều, bao gồm quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, xác định thu nhập tính thuế, các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế, nơi nộp thuế, ưu đãi về thuế suất, ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế, chuyển lỗ, trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN, điều kiện áp dụng ưu đãi thuế, hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. Đồng thời, để thực hiện Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu, trên cơ sở kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu đang được Chính phủ xây dựng trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10/2023, tại dự thảo Luật dự kiến bổ sung một chương quy định vấn đề này. Đồng thời, sẽ rà soát lại các quy định liên quan của luật hiện hành để đảm bảo sự thống nhất với việc bổ sung này (bao gồm quy định về người nộp thuế, chi phí được trừ, thu nhập tính thuế, thuế suất...).
Theo nội dung tờ trình, Bộ Tài chính đã đề xuất 10 nhóm chính sách cụ thể trong sửa Luật thuế TNDN. Theo đó, nhóm chính sách 1 về hoàn thiện quy định liên quan đến người nộp thuế. Mục tiêu của chính sách nhằm mở rộng cơ sở thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển trong nước và quốc tế; đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách này điều chỉnh quy định liên quan người nộp thuế TNDN thông qua việc sửa đổi khái niệm cơ sở thường trú của Luật TNDN hiện hành cho phù hợp.
Nhóm chính sách 2 nhằm hoàn thiện các quy định liên quan đến việc xác định thu nhập chịu thuế TNDN nhằm đảm bảo bao quát các khoản thu nhập chịu thuế của người nộp thuế phát sinh trong thực tiễn, góp phần mở rộng cơ sở thuế. Đảm bảo sự minh bạch, ổn định của chính sách thuế TNDN trên cơ sở luật hóa một số quy định ở các nghị định của Chính phủ đang được thực hiện ổn định thời gian qua không vướng mắc và được thực tiễn chứng minh là phù hợp. Tại nhóm chính sách này, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến các khoản thu nhập chịu thuế tại Điều 3 Luật thuế TNDN hiện hành cho phù hợp với xu hướng phát triển và yêu cầu của thực tiễn.
Nhóm chính sách 3, hoàn thiện quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN. Theo cơ quan soạn thảo, trong quá trình thực hiện đã phát sinh một số lĩnh vực, ngành nghề mới mà thu nhập từ các ngành, nghề này cũng cần được xem xét, đưa vào diện miễn thuế TNDN để được ưu đãi cao hơn hoặc một số lĩnh vực cần quy định rõ tiêu chí để đảm bảo minh bạch trong quá trình thực hiện. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung với nhóm chính sách này sẽ đảm bảo việc miễn thuế phù hợp với thực tiễn, gắn với các hoạt động thực sự cần khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển theo định hướng của Đảng và nhà nước; quy định rõ tiêu chí đối với các thu nhập được miễn thuế để đảm bảo minh bạch trong quá trình thực hiện.
Nhóm chính sách 4, cơ quan soạn thảo hoàn thiện quy định liên quan đến việc xác định thu nhập tính thuế TNDN. Theo đó, chính sách này sẽ sửa đổi, bổ sung một số quy định về xác định thu nhập tính thuế TNDN tại Luật thuế TNDN hiện hành cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Nhóm chính sách 5, sẽ hoàn thiện quy định về việc xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Theo cơ quan soạn thảo, chính sách này luật hóa quy định tại các nghị định của Chính phủ đã có thời gian thực hiện ổn định, không vướng mắc để đảm bảo sự minh bạch, tính pháp lý cao hơn của chính sách. Đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nhóm chính sách 6 sẽ điều chỉnh thuế suất thuế TNDN đối với một số nhóm đối tượng cho phù hợp với các yêu cầu và bối cảnh mới. Theo đó, chính sách sửa đổi, bổ sung một số quy định về thuế suất thuế TNDN, bao gồm: quy định về thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với các DN có quy mô nhỏ.
Nhóm chính sách 7 sẽ hoàn thiện quy định về phương pháp tính thuế (sửa đổi, bổ sung một số quy định về phương pháp tính thuế thuế TNDN hiện hành).
Nhóm chính sách 8 hoàn thiện quy định về nơi nộp thuế TNDN nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Nhóm chính sách 9 sẽ hoàn thiện các quy định về ưu đãi thuế TNDN theo hướng sửa đổi, bổ sung một số quy định về ưu đãi thuế TNDN (thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế, chuyển lỗ); sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc, điều kiện ưu đãi thuế TNDN.
Nhóm chính sách 10 bổ sung các quy định liên quan đến chính sách thuế TNDN để thực hiện Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu nhằm có giải pháp phù hợp để giữ lại quyền đánh thuế cho Việt Nam trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới triển khai áp dụng.
Cơ quan soạn thảo cho biết, mục tiêu cụ thể của việc sửa Luật thuế TNDN sẽ góp phần tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ DN mở rộng sản xuất, kinh doanh; rà soát, sắp xếp lại chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực và địa bàn ưu tiên theo định hướng của Đảng và Nhà nước; có chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với DN có quy mô nhỏ, chính sách khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN để nuôi dưỡng và tạo nguồn thu ổn định trong tương lai.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3