Gỡ bỏ rào cản thu hút đầu tư nước ngoài


(CHG) TPHCM là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), song tình trạng vướng mắc về mặt thủ tục cũng như khung khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, khiến cho các chính sách ưu đãi của Chính phủ mặc dù rất hấp dẫn nhưng vẫn khó đủ sức thu hút nguồn vốn đầy tiềm năng.
Những tín hiệu vui
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, doanh nghiệp toàn cầu thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư, nhiều nhà đầu tư vẫn tin tưởng, ra quyết định mở rộng dự án hoặc đầu tư mới vào Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng. Điều này được minh chứng, trong 6 tháng đầu năm 2023 vốn FDI “rót” vào TPHCM đạt 2,8 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ. Vốn FDI vào TPHCM “bật tăng” trong 6 tháng đầu năm đã cho thấy tình hình kinh tế của TPHCM có sự khởi sắc trong quý 2 sau khi giảm sâu ở quý 1/2023. Đó là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh sự cạnh tranh trong thu hút FDI giữa các quốc gia ngày một gia tăng.
TPHCM điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư FDI. Ảnh DN cung cấp

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM Đào Minh Chánh cho biết, Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới, là điểm sáng thu hút đầu tư của khu vực trong những năm gần đây. Trong đó, TPHCM là nơi mà nhà đầu tư quan tâm tìm đến nhiều nhất. Tính đến hiện tại, TPHCM có 11.868 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là hơn 81,29 tỷ USD, dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước.
Để đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới, TPHCM đang triển khai Đề án nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn trực tiếp nước ngoài trên địa bàn giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn 2030. Theo đó, trong ngắn hạn và trung hạn, TPHCM ưu tiên thu hút các ngành kinh tế số, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0, công nghệ vi điện tử, bán dẫn và công nghệ thông tin. Không tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường… và áp dụng các tiêu chí đầu tư nước ngoài có chọn lọc.
Song theo các chuyên gia, hiện TPHCM còn tồn tại những rào cản khiến cho nhà đầu tư ngần ngại xuất phát từ những nguyên nhân như thủ tục hành chính chưa thuận lợi, công tác quản lý Nhà nước về FDI còn bất cập, chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút FDI chưa đủ hấp dẫn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các quy định pháp luật chồng chéo. Ngoài ra, tình trạng kẹt xe, ngập nước, triều cường, ô nhiễm… khiến cho nhà đầu tư ngần ngại. Số lượng doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng chưa nhiều (ngành dịch vụ, thiết bị, nguyên vật liệu gián tiếp); giá trị sản xuất trong nước chưa cao; hoạt động nghiên cứu, phát triển (R&D) chưa được triển khai, chưa thành lập đội ngũ R&D trong nhà máy...
Gỡ “rào cản” giành lại lợi thế
Nhìn nhận về những “rào cản” trong thu hút đầu tư FDI đến TPHCM, nhiều doanh nghiệp cho biết, mặc dù TPHCM liên tục cải thiện môi trường đầu tư nhưng tình trạng vướng mắc về mặt thủ tục cũng như khung pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, khiến cho các chính sách ưu đãi của Chính phủ mặc dù rất hấp dẫn nhưng vẫn khó đủ sức thu hút nguồn vốn đầy tiềm năng...
Chia sẻ với phóng viên bên lề hội nghị “Tăng cường thu hút đầu tư và đề xuất giải pháp pháp lý hiệu quả cho nhà đầu tư tại TPHCM” diễn ra mới đây, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc Khu vực ASEAN, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết, doanh nghiệp Mỹ khi đầu tư vào Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đối mặt với nhiều rủi ro về pháp lý. Đầu tiên là cách hiểu, diễn giải quy định văn bản pháp luật. Có trường hợp doanh nghiệp được bộ, ngành trung ương giải thích, căn cứ vào đó doanh nghiệp ra quyết định đầu tư nhưng sau một thời gian có sự thay đổi nên quyền lợi của nhà đầu tư không được đảm bảo. Rủi ro thứ hai là quy định về tiếp cận đất đai, quy định thuế, thậm chí quy định giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, ưu thế lớn nhất trong thu hút đầu tư của Việt Nam và TPHCM trước đây là chi phí thấp, trong đó có ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, hiện tại, những yếu tố này đã thay đổi và giảm dần lợi thế. Bên cạnh đó, khung pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, khiến cho các chính sách ưu đãi của Chính phủ mặc dù rất hấp dẫn nhưng vẫn khó đủ sức thu hút nguồn vốn đầy tiềm năng.
Bà Cao Thị Phi Vân, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) cho rằng, nếu không tính đến ưu đãi về thuế nữa thì vấn đề còn lại trong thu hút FDI tại TPHCM chính là tập trung cải thiện môi trường đầu tư. Do đó, TPHCM cần có một chính sách mang tính chiến lược, lâu dài để các nhà đầu tư cũ yên tâm mở rộng quy mô, đồng thời tạo được lực hút cho các nhà đầu tư mới. Và một trong những mục tiêu trọng tâm cần quan tâm trong thời gian tới là đề xuất giải pháp pháp lý hiệu quả cho nhà đầu tư tại Thành phố, nhằm tạo một môi trường pháp lý lành mạnh và trong sạch, để nhà đầu tư nước ngoài có thể yên tâm ổn định đầu tư và kinh doanh lâu dài.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đề xuất, TPHCM cần tập trung vào một số mấu chốt như thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Đặc biệt, việc nhận diện và có các giải pháp pháp lý phù hợp, cải thiện kịp thời các vấn đề về chính sách là vô cùng quan trọng trong thu hút đầu tư và vận hành các dự án FDI.

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3