Quyết liệt cải thiện chính sách vĩ mô
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 04/07/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra những bất cập và khó khăn của tinh hình KTXH nước ta trong giai đoạn hiện nay “còn hạn chế, bất cập và khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với kịch bản đề ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn. Kèm theo đó là tồn đọng nhiều bất cập, vướng mắc của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được giải quyết một cách căn cơ, bền vững, hiệu quả”.
GDP những tháng đầu năm 2023 chưa đạt như kỳ vọng (Ảnh: Bảo Lan)
Do vậy, Thủ Tướng đã chỉ đạo “Chủ trương chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ chặt chẽ sang chính sách tiền tệ chắc chắn từ tháng 10/2022 và bây giờ là tiếp tục chuyển sang chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn trong điều kiện hiện nay, là cần thiết và cũng là cơ hội”.
Để thực hiện hóa những chỉ đạo trên, hôm 8/7/2023, Thủ tướng cũng đã cho ban hành Nghị quyết 97/NQ-CP. Trong đó, ngoài việc đánh giá chuẩn xác số liệu về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, những khó khăn thách thức của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, để đưa ra những giải pháp đồng bộ cho việc phát triển kinh tế vượt qua khó khăn hiện nay.
Thì những nội dung quan trọng khác như việc giao cho NHNN chủ trì để phối hợp các cơ quan địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách tiền tệ theo cách chủ động và linh hoạt, kịp thời để mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, Nghị quyết cũng nêu “phải ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo cân đối lớn cùa nền kinh tế”.
Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN phải phối hợp với các địa phương cần tìm các giải pháp đồng bộ hiệu quả để quyết liệt giảm mặt bằng lãi suất cho vay và ít nhất giảm khoảng từ 1,5 - 2%, thực hiện áp dụng đối với cả khoản vay mới và đang còn dư nợ.
Chỉ trong lĩnh vực BĐS và riêng đối với thị trường TP.HCM, phía NHNN cho biết “tín dụng tiêu dùng BĐS sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, việc triển khai các gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng và 120 nghìn tỷ đồng chưa đạt như kỳ vọng; Dư nợ tín dụng tăng thấp (đạt 4,73%, cùng kỳ là 9,35%) trong khi nhu cầu về vốn tín dụng rất lớn, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng mới. Vì vậy, việc ban hành cơ chế hỗ trợ về tín dụng sẽ giúp làm tăng “sức mua” và tăng “tổng cầu” cho toàn bộ thị trường BĐS.
Giới chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cho ngân hàng nhà nước (NHNN) xem xét và giảm lãi suất từ 1,5-2% sẽ là đòn bẩy hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, góp phần để toàn nền kinh tế phục hồi mau chóng.
Kỳ vọng thị trường BĐS tăng mạnh
Thị trường BĐS được đánh giá là “xương sống” trong nền kinh tế quốc dân, khi hàng năm đóng góp trực tiếp đến 15% vào tỷ trọng GDP của quốc gia. Đồng thời trong một nghiên cứu báo cáo về “tiềm năng, định hướng và vai trò của thị trường BĐS” của Hiệp hội BĐS Việt Nam cũng đã chỉ ra “BĐS là một lĩnh vực phức tạp, sự phát triển của thị trường BĐS có liên quan trực tiếp và gián tiếp đển 40 ngành nghề khác nhau như: tài chính, xây dựng, sản xuất VLXD, nội thất, lao động….”.
Thị trường BĐS sẽ phục hồi nhanh chóng nhờ những quyết tâm của Chính phủ trong việc cái thiện các chính sách vĩ mô
Tuy nhiên, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2023 của Bộ Xây dựng đã nhận định, thị trường BĐS trầm lắng, khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp BĐS gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng, dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn, phải giãn tiến độ, dừng triển khai thực hiện dự án, cắt giảm lao động.
Cũng trong báo cáo đã chỉ ra, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2023 đã có khoảng 88.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 22,6% và số doanh nghiệp thành lập mới giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2022 và vốn đăng ký mới của doanh nghiệp cũng giảm mạnh.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA, việc triển khai gói tín dụng “ưu đãi” 120.000 tỷ đồng dành cho phân khúc NOXH trước đó và Nghị quyết 97/NQ-CP của Chính phủ vừa được ban hành, đã tạo ra thế chủ động cho NHNN giao thêm hạn mức tín dụng cho toàn hệ thống từ mức 11% (Quý 1) lên khoảng 14% (hiện nay). “Việc tăng 3% hạn mức sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thêm khoảng 358.000 tỷ đồng, nâng tổng nguồn cung tín dụng lên đến khoảng 1,1 triệu tỷ đồng để “bơm” vào nền kinh tế, sẽ tạo động lực rất lớn cho các chủ đầu tư, cũng như các dự án được “phục hồi” trở lại mạnh mẽ hơn” .
“Trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế và riêng đối với thị trường BĐS hiện nay, các giải pháp tín dụng là giải pháp có tính “đột phá” và đây chính là cơ sở mang lại hiệu quả “trực tiếp” nhất cho doanh nghiệp. Nên đây là một quyết sách rất quan trọng của Nghị quyết 97/NQ-CP”. Ông Lê Hoàng Châu kết luận.
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết