Hàng loạt doanh nghiệp ngành than lợi nhuận tăng nhiều lần


(CHG) Nhu cầu cung ứng than cho nhiệt điện tăng cao, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành than tương đối khởi sắc khi đa phần lợi nhuận tăng.
Các doanh nghiệp ngành than mới đây vừa đồng loạt công bố Báo cáo tài chính quý II/2023. Trong đó, đa số các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng gấp nhiều lần.
Đa số tăng trưởng lợi nhuận
Tăng trưởng ấn tượng nhất là Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin (MCK: TDN). Doanh nghiệp này báo quý II/2023 lãi 15,6 tỷ đồng, cao gấp 38 lần con số hơn 0,4 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 lãi 26,4 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 chỉ lãi 6,3 tỷ đồng, tăng lãi 20,1 tỷ đồng.
Hàng loạt doanh nghiệp ngành than lợi nhuận tăng nhiều lần - Ảnh: Vinacomin

Nguyên nhân chính là do giá nhiên liệu giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022, chi phí sản xuất của công ty giảm, dẫn đến lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ.
Than Đèo Nai là doanh nghiệp khai thác và thu gom than cứng, than non, hỗ trợ khai thác mỏ và quặng… có 65% vốn Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đầu tư.
Công ty cổ phần Than Hà Tu – Vinacomin (MCK: THT), lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý II năm nay đạt 28,038 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 chỉ là 6,325 tỷ đồng tăng 21,713 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 44 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Than Núi Béo – Vinacomin (MCK: NBC), doanh nghiệp này ước tính lợi nhuận sau thuế quý II/2023 là 23,215 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2022 là 15,226 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 tăng so với năm 2022 là 19,374 tỷ đồng. Công ty Than Núi Béo cho biết, do trong quý II/2023 và 6 tháng đầu năm tình hình tiêu thụ than tăng làm kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này tốt.
Công ty cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin (MCK: HLC), cũng báo cáo lợi nhuận sau thuế quý II năm nay đạt 23,978 tỷ đồng, tăng 13,038 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 56,108 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ 2022 chỉ đạt 28,787 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Than Mông Dương – Vinacomin (MCK: MDC), lợi nhuận sau thuế quý II/2023 đạt 15,049 tỷ đồng, cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 9,231 tỷ đồng. Than Mông Dương cho biết, đạt được kết quả kinh doanh trên do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý II/2023 tăng 13,116 tỷ đồng (tương đương 1,8% so với cùng kỳ) nên lợi nhuận sau thuế tiếp đà tăng theo.
Tuy vậy, vẫn có một số doanh nghiệp ngành than báo lỗ trong quý II/2023. Trong đó có Công ty cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin (MCK: TC6) và Công ty cổ phần Than Cao Sơn – TKV (MCK: CST).
Trong quý II/2023, sản lượng của Than Cao Sơn giảm 1.7 triệu tấn so với cùng kỳ, khiến doanh thu giảm 49% so với cùng kỳ. Điều tương tự cũng diễn ra với Than Cọc Sáu, trong đó doanh thu giảm mạnh 33% so với cùng kỳ.
Chứng khoán khởi sắc
Cùng với đà lợi nhuận tăng, từ đầu năm giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp ngành than cũng liên tục tăng điểm.
Trong đó, Công ty cổ phần Than Đèo Nai tháng 1/2023 mức giá cổ phiếu dao động hơn 7.000 đồng/cp, tuy nhiên hiện nay đã duy trì trên 11.000 đồng/cp.
Công ty cổ phần Than Hà Tu, hiện nay giá cổ phiếu dao động trên 13.000 đồng/cp, giai đoạn đầu năm một số thời điểm giao dịch ở mức 8.000 – 9.000 đồng/cp.
Công ty cổ phần Than Núi Béo, giá cổ phiếu của doanh nghiệp này thời điểm tháng 1/2023 chỉ đạt từ 8.000 – 10.000 đồng/cp nay đã giữ mức trung bình trên 13.000 đồng/cp.
Công ty cổ phần Than Hà Lầm, hiện nay cổ phiếu dao động 11.000 – 12.000 đồng/cp, nhưng đầu năm nay nhiều phiên giá chỉ quanh ở mức 8.000 – 9.000 đồng/cp.
Công ty cổ phần than Mông Dương, giá cổ phiếu hiện nay tại các phiên giao dịch trung bình quanh mức 12.000 đồng/cp, tuy nhiên thời điểm đầu năm 2023 giá chỉ ở mức 6.000 – 7.000 đồng/cp.
Công ty cổ phần Than Vàng Danh, cổ phiếu hiện nay dao động ở mức trên 16.000 đồng/cp, trước đó đầu năm 2023 chỉ đặt ở mức 8.000 đồng/cp.
Tình hình biến động giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin cũng tương tự khi hiện nay mức giá đạt trung bình trên 11.000 đồng/cp, nhưng nhiều thời điểm giá dao động khoảng 7.000 – 8.000 đồng/cp.
Từ nay đến cuối năm kỳ vọng các doanh nghiệp ngành than tiếp tục tăng trưởng ổn định.
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3