Hàng Việt cần nhiều cái bắt tay để “cùng thắng”


(CHG) Theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối muốn làm chủ cuộc chơi, “cùng thắng” thì sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng phải uy tín, chất lượng, giá cả, bắt nhịp xu hướng.
Chất lượng đi kèm với “bắt trend”
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết, cái khó của doanh nghiệp hiện nay khác với thời điểm cuối năm 2021, đầu năm 2022. Nếu trong giai đoạn dịch Covid-19, doanh nghiệp kể 3 vấn đề khó là dòng tiền, lao động, đứt gãy chuỗi cung ứng, thì hiện nay cái khó lại nằm ở việc tiếp cận vốn; giá đầu vào tăng cao; thị trường không có, đơn hàng sụt giảm. Do đó, để tiêu thụ sản phẩm nhất là hàng Việt cần cái “bắt tay” giao thương, kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất với phân phối bán lẻ trong nước và quốc tế.
Ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm nhà sản xuất cần quan tâm đến mẫu mã. Ảnh: TL
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, so với thời gian trước đây, bức tranh kinh tế cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. “Vì thế, việc hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước là việc làm hết sức quan trọng. Đây cũng là nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ.
Rõ ràng, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn, việc khai thác thị trường nội địa là giải pháp giúp doanh nghiệp Việt tiêu thụ hàng hóa mà không phụ thuộc vào xuất khẩu.
Chia sẻ về sự kết nối giữa nhà sản xuất với hệ thống phân phối, ông Nguyễn Anh Phương, Trưởng điều hành miền Bắc Công ty MM Mega Market Việt Nam cho biết, tiêu chí hàng đầu của MM Mega Market là đưa sản phẩm từ vùng trồng lên bàn ăn cho hộ gia đình, khách hàng. Ngoài bán hàng trực tiếp tại các trung tâm siêu thị trên cả nước, công ty còn vận hành 5 trạm trung chuyển rất lớn trên phạm vi cả nước để trung chuyển trái cây, rau củ quả, hải sản, thịt lợn... “Với mong muốn tất cả sản phẩm nằm trong chuỗi vận hành khép kín. Để đạt được tiêu chí đó nguồn cung cấp trong nước là ưu tiên hàng đầu vì tính sẵn có, dễ dàng trọng vận chuyển, lưu trữ cũng như đa dạng trong nguồn cung”, ông Phương cho biết.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ngoài đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thì còn cần đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. “Hàng hóa đến được đơn vị phân phối, lên quầy kệ và người tiêu dùng chấp nhận mua sản phẩm khỏi quầy kệ, siêu thị quay vòng đặt hàng lại nhà sản xuất thì cần nhiều sự cố gắng của các bên. Để không đứt quãng, mất sự kết nối thì không chỉ phụ thuộc vào chuỗi bán lẻ mà còn phụ thuộc vào nhà sản xuất, phải có chính sách marketing, để người tiêu dùng thấy sự ưu việt, lợi thế của sản phẩm từ đó tiêu dùng bền vững hơn”, ông Phương chia sẻ.
Ở khía cạnh khác, ông Trần Trọng Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH xuất - nhập khẩu và bán lẻ hàng tiêu dùng Hà Nội (HCRC), CTCP Tập đoàn BRG nêu lên những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng sau đại dịch. Trước đây người tiêu dùng mua sắm hàng giá trị cao, nhiều tiền, sau dịch họ chuyển sang chi tiêu cho các đồ thiết yếu phục vụ gia đình. Thứ nữa là chuyển dịch từ chợ dân sinh sang mua sắm tại các hệ thống cửa hàng, siêu thị có tên tuổi. Điều đó là sự đảm bảo về chất lượng hàng hóa. Do đó, bên cạnh các tiêu chí để nhập hàng hóa như chất lượng, tính minh bạch… BRG còn rất quan tâm đến tính bền vững và sẽ ưu tiên hơn cho những đối tác ký kết lâu dài với công ty. Việc hợp tác dài hơi hơn tạo cơ sở để doanh nghiệp có thể yên tâm mở rộng sản xuất, cải tiến mẫu mã; nhà phân phối, bán lẻ cũng có thể yên tâm nhập khẩu và lên kế hoạch quảng bá tốt hơn cho sản phẩm, tạo thành chuỗi cung ứng bền vững giữa nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng, tránh sự đứt gãy, gián đoạn, ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng hóa ra thị trường.
Tuy nhiên, để đưa hàng vào hệ thống phân phối, bán lẻ, doanh nghiệp còn một số hạn chế. Theo bà Lê Thị Hương, Giám đốc siêu thị Công ty Cổ phần trung tâm thương mại Lotte Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa khi phân phối vào hệ thống bán lẻ gặp một số vấn đề. Thứ nhất hồ sơ sản phẩm thường không đúng phom mẫu, hoặc không đủ, vì vậy khi nộp hồ sơ chào hàng mất nhiều thời gian. Thứ nữa là bao bì sản phẩm không bắt nhịp trend của thị trường, do đó đôi khi không đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng, khó qua được khâu kiểm duyệt để chào hàng. “Khi hợp tác phải “win-win”, những sản phẩm không bắt nhịp, khó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thị trường thì nhà phân phối không thể nhập hàng để bán”, bà Lê Thị Hương nói.
Xác định đúng mục tiêu
Không chỉ tại hệ thống bán lẻ trong nước, để xâm nhập vào hệ thống phân phối nước ngoài, theo bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho rằng để đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, quan trọng nhất phải xác định đúng sản phẩm, đúng thị trường, đúng hệ thống phân phối phù hợp với khả năng và năng lực của mình. Doanh nghiệp phải xác định để đưa vào hệ thống phân phối phải mất rất nhiều công, bắt buộc phải sản xuất, kinh doanh bài bản minh bạch nhất để có thể kinh doanh bài bản và lâu dài.
Ông Nguyễn Đắc Trung, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Minh Trung Việt Nam cho biết, để sản xuất sản xuất thực phẩm chất lượng, doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền nhà máy sản xuất hiện đại cũng như xây dựng vùng nguyên liệu, mở rộng các trang trại trồng trọt bao tiêu từ gieo trồng, gặt hái đến sản xuất, để có đầu vào đảm bảo nhất. Ngoài thị trường trong nước, doanh nghiệp cũng mất nhiều thời gian, công sức tìm kiếm bạn hàng tại nhiều thị trường như Pháp, Hà Lan, Nhật Bản.
Giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, tuy nhiên thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, cũng như sự chủ động trong tìm kiếm tại các trang thương mại điện từ toàn cầu, trực tiếp tìm kiếm trên internet doanh nghiệp đã kết nối được với nhiều bạn hàng. Tuy vậy, theo ông Trung, để lên kệ hệ thống phân phối tại nước ngoài và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, doanh nghiệp phải vượt qua được các tiêu chí khắt khe, đồng thời tìm hiểu văn hóa, hành vi tiêu dùng của khách hàng để cho ra đời các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Hiện nay sản phẩm của Minh Trung đã xuất khẩu tới nhiều thị trường như: Pháp, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hà Lan…
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3