Indonesia mở thầu 543.000 tấn gạo, giá gạo xuất khẩu dự báo sẽ tăng


(CHG) Giá gạo xuất khẩu thế giới trong tuần này tiếp đà giảm, tuy nhiên được dự báo có thể tăng trong tuần tới do Indonesia vừa thông báo mở thầu 543.000 tấn gạo.
Giá gạo xuất khẩu “hạ nhiệt”
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của các nguồn cung trên thế giới gồm Việt Nam và Thái Lan tuần này có xu hướng giảm.
Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm 5 USD/tấn, còn 658 USD/tấn; trong khi đó gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan giảm khoảng 9 USD/tấn (phiên đầu tuần giảm khoảng 7 USD và phiên cuối tuần giảm 2 USD), xuống còn 623 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu giảm tuần này
Riêng gạo cùng phẩm cấp của Pakistan không biến động và giữ nguyên mức giá 598 USD/tấn trong tuần này.
Mặc dù giá gạo có phần “giảm nhiệt” trong thời gian gần đây song vẫn đang ở mức rất cao so với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thông dụng. Đáng chú ý, kể từ thời điểm quốc gia có tỷ trọng gạo trắng thông dụng lớn nhất thế giới này cấm xuất khẩu tới nay thì các quốc gia cung cấp gạo gồm Thái Lan, Việt Nam và một số nước khác đã “hưởng lợi”.
Số liệu từ hải quan các nước cho thấy, trong 10 tháng của năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, trị giá đạt gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá gạo xuất khẩu bình quân ước đạt 558 USD/tấn, tăng 15,3% so cùng kỳ năm 2022. Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là: Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Bờ Biển Ngà. Dự báo, cả năm 2023 Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, tương đương giá trị 4,6 tỷ USD.
Trong cùng thời gian, xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 6,9 triệu tấn, trị giá 3,9 tỷ USD, tăng lần lượt 11,4% và gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm nhà nhập khẩu hàng đầu là Indonesia, Mỹ, Nam Phi, Iraq và Trung Quốc. Tuy nhiên, Thái Lan đang xuất khẩu thuận lợi trong 2 tháng cuối năm 2023 nhờ nguồn cung của Việt Nam hạn chế. Dự kiến cả năm nay Thái Lan sẽ xuất khẩu từ 8,6 - 8,7 triệu tấn gạo.
Trong khi đó, Pakistan nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới không có số liệu chi tiết, nhưng theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo nước này, bình thường xuất khẩu gạo dao động từ 2 - 2,5 tỷ USD/năm nhưng năm 2023 có thể vượt mốc 3 tỷ USD. Bên cạnh đó, các nước Myanmar và Campuchia cũng được hưởng lợi khi nguồn cung quan trọng Ấn Độ ngưng xuất khẩu.
Nhu cầu bắt đầu tăng
Trong khi thị trường giá gạo toàn cầu có phần trầm lắng thì ở chiều ngược lại nhu cầu lại có xu hướng tăng.
Theo đó, nguồn tin từ trang tin SSRicenews vừa cho biết, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) đã gửi thông báo mời thầu cung cấp gạo với số lượng lên đến 543.000 tấn. SSRicenews thông tin rằng, sản phẩm mà Indonesia muốn nhập là gạo trắng hạt dài 5% tấm.
Về nguồn cung, Bulog kỳ vọng là Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Pakistan và Campuchia. Thời gian nhận hàng hạn chót là vào ngày 30/1/2024.
Cũng theo Bulog, tính đến ngày 26/11, Indonesia đã nhập khẩu tổng cộng 3,3 triệu tấn gạo trong hạn ngạch nhập khẩu 3,8 triệu tấn trong năm. Lượng gạo nhập khẩu trong năm 2024 tiếp tục ở mức cao, theo kế hoạch hạn mức ít nhất 2 triệu tấn.
Theo các doanh nghiệp Việt Nam, việc Indonesia công bố mở thầu thời điểm này có thể sẽ kéo giá gạo biến động do nguồn cung vẫn đang thiếu hụt (Ấn Độ tiếp tục hạn chế xuất khẩu gạo trắng thông dụng đến hết năm 2024 và Việt Nam vẫn chưa vào vụ thu hoạch mới). Chính vì vậy, giá gạo toàn cầu có thể sẽ tăng trở lại vào tuần sau.
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.

(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3