Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh số hóa công tác kiểm soát chi


(CHG) Để kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) tại hơn 120.000 đơn vị sử dụng ngân sách, hơn 640.000 tài khoản giao dịch và hơn 30 triệu giao dịch phát sinh mỗi năm, việc hiện đại hóa công tác kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) là vấn đề cần được liên tục thực hiện và có những đổi mới hiệu quả hơn.
Hơn 99% chứng từ chi được gửi theo phương thức điện tử
Nói về hiện trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, tại một hội thảo liên quan đến vấn đề này mới đây, ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi (KBNN) cho biết, KBNN đã thực hiện kiểm soát chi theo ngưỡng: kiểm soát các khoản chi có hợp đồng và có giá trị lớn hơn 50 triệu đồng; đối với khoản chi dưới ngưỡng KBNN chỉ kiểm soát nội dung chi, không kiểm soát hợp đồng, qua đó, giảm được 70% tổng số món chi, song vẫn kiểm soát được 99% tổng giá trị chi NSNN.

Hơn 99% chứng từ chi NSNN được đơn vị gửi ra KBNN theo phương thức điện tử qua Dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Thùy Linh
 
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng thực hiện hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần. Khi thanh toán đến 80% giá trị hợp đồng sẽ chuyển sang hình thức “kiểm soát trước, thanh toán sau”. Thực hiện hình thức thanh toán tự động định kỳ cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ thường xuyên như điện, nước, viễn thông… theo ủy quyền của đơn vị sử dụng ngân sách.
Đặc biệt, về phương thức gửi hồ sơ giao dịch với KBNN, theo ông Trần Mạnh Hà, hơn 99% chứng từ chi NSNN được đơn vị gửi ra KBNN theo phương thức điện tử qua Dịch vụ công trực tuyến; tương tác giữa KBNN và đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện hầu hết theo phương thức điện tử. Đồng thời đã có sự kết nối, liên thông dữ liệu giữa đơn vị sử dụng ngân sách với hệ thống công nghệ thông tin của KBNN.
Nhờ đó, thời gian giải quyết hồ sơ của KBNN là từ 1-3 ngày làm việc; đặc biệt khi thực hiện hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” chỉ còn 1 ngày làm việc.
Thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu
Theo đánh giá của chuyên gia Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), công tác kiểm soát chi mới dừng ở mức điện tử hóa, tức là kiểm soát chứng từ chủ yếu dựa trên bản chụp – scan chứng từ gốc từ đơn vị sử dụng ngân sách.
Nói thêm về những khó khăn của công tác kiểm soát chi, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi cho biết, mặc dù phương thức gửi hồ sơ giao dịch với KBNN giai đoạn vừa qua đã có những cải cách đáng kể, nhưng vẫn chưa thực hiện triệt để, vẫn còn có những hồ sơ chủ đầu tư phải gửi trực tiếp đến KBNN. Hơn nữa, việc kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu liên quan đến công tác kiểm soát chi còn hạn chế, nên còn có những tác động đến công tác cải cách quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi của KBNN.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của số hóa, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc KBNN cho biết, số hóa công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNN, tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách và khách hàng giao dịch, thực hiện chia sẻ - liên thông dữ liệu số trong toàn bộ quy trình chi ngân sách sẽ giúp đảm bảo hiệu quả, minh bạch, công khai trong quản lý sử dụng NSNN. Cùng với đó là sẽ giúp kiểm soát theo rủi ro, tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
Về phía KBNN, mục tiêu đến năm 2025 đặt ra là toàn bộ giao dịch thu, chi NSNN qua KBNN được thực hiện theo phương thức điện tử (trừ các giao dịch thuộc phạm vi bí mật nhà nước); liên thông dữ liệu số các khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước; chia sẻ thông tin, số liệu về thu, chi NSNN theo thời gian thực; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo hướng kiểm soát dựa trên rủi ro.
Do đó, trong thời gian tới KBNN sẽ thực hiện đổi mới cơ chế quản lý cam kết chi NSNN; thống nhất đầu mối, quy trình và số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; thực hiện chia sẻ và liên thông dữ liệu số trong toàn bộ quá trình quản lý chi NSNN; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thanh toán điện tử. KBNN cũng sẽ đổi mới chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, gắn với việc tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho đơn vị sử dụng ngân sách và tương ứng với mức độ phát triển chức năng kiểm toán nội bộ tại các bộ, ngành, địa phương, kiểm soát rủi ro, tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
Riêng về số hóa công tác kiểm soát chi, theo ông Trần Mạnh Hà, KBNN sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện số hóa hồ sơ, chứng từ, dữ liệu đầu vào, đầu ra; xây dựng kho lưu trữ hồ sơ, dữ liệu số; tiếp tục triển khai kết nối liên thông dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương để nhận dữ liệu đầu vào phục vụ cho công tác kiểm soát chi NSNN; chia sẻ số liệu về chi NSNN giữa KBNN và các bộ, ngành, địa phương để phục vụ công tác lập, phân bổ, điều hành thực hiện kế hoạch, dự toán và quyết toán NSNN; xây dựng và triển khai quy trình số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN theo quy trình điện tử hoàn chỉnh.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3