(CHG) Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng sẽ kiểm tra 193 cơ sở kinh doanh sản xuất hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết nguyên đán 2023.
Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị đang mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn thành phố.
Đây là hoạt động nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết. Theo đó, lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn thành phố, theo dõi tình hình diễn biến giá cả thị trường trong thời gian giáp Tết và sau Tết, kiểm tra xử lý khi phát hiện các trường hợp vi phạm.
Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng sẽ kiểm tra 193 cơ sở kinh doanh sản xuất hàng thiết yếu
Từ ngày 21/11/2022 - 13/01/2023 (cao điểm trước Tết Nguyên đán), các đội QLTT sẽ thực hiện kiểm tra 193 cơ sở sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hoá là những mặt hàng thiết yếu có nhu cầu cầu tiêu dùng cao, đặc biệt tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ, pháo hoa các loại, tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm góp phần đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân.
Phối hợp kiểm tra thường xuyên các kho bãi, điểm tập kết hàng hoá, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dầu mối, chợ chuyên doanh, chợ dân sinh, kho chứa hàng đông lạnh, các đơn vị nhập khẩu kinh doanh thực phẩm đông lạnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, làng nghề, các tuyến đường bộ, đường sắt…
Việc thực hiện kiểm tra với ngành nghề kinh doanh có điều kiện an toàn thực phẩm, kinh doanh rượu, thuốc lá…; niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; địa điểm sản xuất/ cơ sở kinh doanh và hoá đơn, chứng từ kèm theo chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá; kiểm tra nhãn hàng hoá đối với hàng hoá, sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn hàng hoá; kiểm tra việc thực hiện các quy định về đo lường, chất lượng hàng hoá, đối với hàng hoá có yêu cầu về đo lường, chất lượng.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin để phát hiện, xủ lý các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
4
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết