Kiến nghị gỡ vướng cho doanh nghiệp điều


(CHG) Đề nghị cơ quan quản lý chuyên ngành cho doanh nghiệp đăng ký, kiểm tra an toàn thực phẩm khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng, đối với mặt hàng điều xuất xứ châu Phi. 
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Bình Phước. Ảnh: Đăng Nguyên
Vướng quy định kiểm tra chuyên ngành
Theo Cục Hải quan TPHCM, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu ngành hàng nông sản (mặt hàng hạt điều) gặp khó khăn khi không được chuyển mục đích đăng ký sử dụng đối với nguyên liệu nhập để sản xuất xuất khẩu (hạt điều thô, điều nhân sơ chế, điều nhân sót lụa,...) có xuất xứ từ một số nước châu Phi. Nguyên nhân, để có thể mở tờ khai loại hình A42 chuyển tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp phải hoàn thành việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với số nguyên liệu nhập khẩu này.
Tuy nhiên, các nước châu Phi nơi doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu không nằm trong danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam theo Công văn số 906/BVTV-ATTPMT ngày 5/4/2018 của Cục Bảo vệ Thực vật, nên cơ quan kiểm tra an toàn là thực phẩm không tiếp nhận kiểm tra đối với các trường hợp này.
Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu điều từ các quốc gia châu Phi rất lớn. Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, các doanh nghiệp này có thị trường xuất khẩu ổn định, nếu không thì vẫn có thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bằng đường bộ.
Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, do tình hình khó khăn chung trên thế giới, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm thị trường xuất khẩu sản phẩm, Trung Quốc lại đóng biên kéo dài nên việc xuất khẩu bằng đường bộ cũng không thực hiện được.
Mặt khác, mặt hàng điều nếu để lâu sẽ kém chất lượng và không sử dụng được, doanh nghiệp lại không chuyển tiêu thụ nội địa được do không được kiểm tra an toàn thực phẩm, dẫn đến tình trạng, một số doanh nghiệp thực hiện hành vi tự ý tiêu thụ vào thị trường trong nước để thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng, giảm thiểu thiệt hại. Một loạt các doanh nghiệp sai phạm do Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công phát hiện trong thời gian gần đây phần lớn rơi vào các trường hợp này.
Đề xuất cho thay đổi mục đích sử dụng
Qua công tác kiểm tra sau thông quan thời gian vừa qua, Cục Hải quan TPHCM đã phát hiện một số trường hợp doanh nghiệp đã tự ý đưa nguyên liệu nhập theo loại hình sản xuất xuất khẩu vào thị trường nội địa tiêu thụ. Có trường hợp doanh nghiệp tự ý tiêu thụ hơn 8.000 tấn điều phế phẩm, không khai báo cơ quan Hải quan, gian lận thuế gần 11 tỷ đồng.
Theo giải trình của lãnh đạo công ty này, công ty nhập khẩu 100 tấn điều thô theo loại hình E31, nhưng chỉ sản xuất được 24 tấn điều nhân, trong đó 17 tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu được. 8 tấn còn lại công ty muốn chuyển loại hình từ sản xuất xuất khẩu sang nhập tiêu thụ nội địa, nhưng không được. Doanh nghiệp liên hệ với cơ quan An toàn thực phẩm nhưng không được giải quyết.
Theo quy định, khi các doanh nghiệp ty đăng ký nhập hạt điều thô là nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu để được hưởng chính sách về thuế và một số chính sách ưu đãi khác, kể cả quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Trường hợp công ty còn hạt điều thô là nguyên liệu nhập khẩu hoặc có thành phẩm là hạt điều nhân được sản xuất từ nguồn nhập khẩu (loại hình sản xuất xuất khẩu) mà muốn chuyển loại hình sang tiêu thụ nội địa tại Việt Nam, thì phải thực hiện các quy định vể kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, cụ thể ở đây cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan chiếu theo doanh mục mà Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh sách các nước được phép xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam (đến thời điểm hiện nay là 48 nước ). Tuy nhiên, doanh nghiệp gặp vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành như nêu trên.
Với những vướng mắc phát sinh, để gỡ khó cho doanh nghiệp trong những tình huống phát sinh, Cục Hải quan TPHCM đề xuất giải pháp, đó là đề nghị cơ quan quản lý chuyên ngành cho doanh nghiệp đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng đối với mặt hàng điều xuất xứ châu Phi (ít nhất là đối với các lô hàng nhập khẩu trước ngày 30/12/2021 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tránh dẫn đến các hành vi vi phạm xảy ra do doanh nghiệp lâm vào đường cùng)./.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/kien-nghi-go-vuong-cho-doanh-nghiep-dieu-174044.html

Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3