Nâng giá trị thương hiệu doanh nghiệp nhà nước nhờ đầu tư ra nước ngoài


(CHG) Với tiềm lực và thế mạnh của mình, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Sau hàng chục năm đầu tư và kinh doanh, 16 doanh nghiệp nhà nước đã có dòng tiền chuyển về nước khoảng hơn 4 tỷ USD.
94 dự án ghi nhận doanh thu gần 9,7 tỷ USD
Tại báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết, tính tới cuối năm 2022, có 30 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con cấp 1 và cấp 2. Tổng vốn các đơn vị này đã rót ra nước ngoài tính tới cuối năm ngoái là hơn 6,62 tỷ USD.

Các dự án đầu tư nước ngoài của PVN đang mang về nhiều doanh thu khả quan. Ảnh: PVN
 
Trong số này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PetroVietnam (PVN) đã đầu tư trên 4 tỷ USD, chiếm gần 61% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước. Tiếp đến là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), lần lượt gần 1,5 tỷ USD và trên 0,77 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì ở 14 ngành, trong đó nhiều nhất là các lĩnh vực như viễn thông, khai khoáng, nông, lâm nghiệp và thủy sản…
Năm 2022, các dự án đầu tư nước ngoài của khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước đã thu về hơn 427,4 triệu USD, lợi nhuận chuyển về nước đạt gần 236 triệu USD. Lũy kế từ khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài đến cuối năm 2022, 72 dự án đầu tư của 16 doanh nghiệp đã phát sinh các khoản thu hồi với tổng số tiền lũy kế là hơn 4,08 tỷ USD, bằng 61,7% tổng số vốn đã đầu tư. PVN có tổng số tiến thu hồi lớn nhất là hơn 2,9 tỷ USD, tiếp đến là Viettel với hơn 950,4 triệu USD.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, năm 2022, có 94 dự án ghi nhận doanh thu gần 9,7 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2021. Trong đó, 67 dự án có lợi nhuận, nhưng tổng lãi sau thuế và lợi nhuận được chia của nhà đầu tư Việt Nam đều giảm so với năm 2021, lần lượt 30% và 10,6%.
Đa mục tiêu trong thực hiện đầu tư
Những tháng đầu năm 2023, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng các dự án đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước vẫn ghi nhận nhiều kết quả khả quan, giúp tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam.
Chẳng hạn, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) đạt 13.300 tỷ đồng, tăng trưởng 18% trong 6 tháng đầu năm 2023. Trong đó, hầu hết công ty thị trường đều tăng trưởng tốt về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nổi bật là Movitel tại Mozambique (28%), Telemor tại Đông Timor (23%), Metfone tại Campuchia (19%)… Đặc biệt, Công ty Ví điện tử tại các thị trường của Viettel Global có tăng trưởng rất ấn tượng: M_mola tại Mozambique 906%, Telemor Fintech tại Đông Timor 82%, Star Fintech tại Lào 81%, Halopesa tại Tanzania 41%, Lumicash tại Burundi 31%... Nhờ đó, giá trị thương hiệu của Viettel trong năm 2023 đang được định giá gần 9 tỷ USD theo đánh giá của Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu.
Với ngành dầu khí, theo thông tin từ PVN, hiện toàn ngành có 32 dự án đầu tư ra nước ngoài đã ký kết, gồm 5 dự án tìm kiếm dầu khí, 21 dự án thăm dò dầu khí, 6 dự án mua mỏ và mua trữ lượng. Trong số 32 dự án này, chỉ với dự án dầu khí Nhenhetxky và dự án tại Algeria, phần thu của phía Việt Nam vượt phần vốn chuyển ra nước ngoài của tất cả các dự án cộng lại. Liên doanh Rusvietpetro giữa PVN và Zarubezhneft đang thực hiện các hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển khai thác tại 13 mỏ dầu thuộc 4 lô tại khu tự trị Nhenhetxky có trữ lượng địa chất và trữ lượng thu hồi dầu lần lượt khoảng 244 triệu tấn và 96 triệu tấn. Tính đến hết tháng 6/2023, dự án tại Algeria đã khai thác được 48,14 triệu thùng dầu và dự kiến sẽ cán mốc 50 triệu thùng trong năm 2023.
Ngoài ra, dự án khai thác sắt, vàng của Tổng công ty Hợp tác kinh tế (Quân khu 4) của Bộ Quốc phòng được Chính phủ đánh giá, bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài của Bộ Quốc phòng còn gắn với mục tiêu bảo đảm quốc phòng – an ninh thông qua việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với chính quyền và nhân dân tại địa bàn dự án…, góp phần giữ vững, nâng cao uy tín, thúc đẩy quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao và đối ngoại quốc phòng giữa Việt Nam với các quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Theo đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài đã góp phần khẳng định về quản trị, kinh doanh cũng như tầm nhìn và chiến lược của các doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện được vị trí, vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
Tuy vậy, hoạt động đầu tư ra nước ngoài vẫn còn gam “màu xám”. Theo báo cáo của Chính phủ, các dự án có lỗ lũy kế vẫn tăng, một số dự án gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, chưa phát sinh thu hồi vốn hoặc chưa có phương án tái cấu trúc. Một số lĩnh vực, dự án đầu tư không đạt hiệu quả, phải dừng, có nguy cơ mất vốn, như dự án thăm dò khai thác dầu khí của PVEP, dự án muối mỏ Kali ở Lào của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), hay dự án viễn thông của Viettel tại Cameroon gặp rủi ro tỷ giá, lỗ lũy kế lớn. Tính đến hết năm 2022, có 43 dự án có lỗ lũy kế với tổng lỗ là hơn 1,44 tỷ USD, tăng gần 8% so với năm 2021.
Do đó, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp nhà nước cần tiếp tục được quan tâm và phát triển, với những chính sách hướng doanh nghiệp vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa và vươn ra thị trường quốc tế.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Người kinh doanh nước mắm gặp khó…

(CHG) Tây Nam Bộ được biết đến là nơi cho sản lượng mắm cá hàng đầu tại miền Nam, nếu tính đến số lượng thì có lẽ phải đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, vừa đem đi tiêu thụ khắp trong nước mà còn xuất khẩu cả ở ngoài nước.

Xem chi tiết
2
2
2
3