(CHG) Ngày 30/92022, Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam đã chính thức công bố bảng xếp hạng top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2022. Trái ngược với tình trạng ảm đạm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, thị trường bán lẻ đã sôi động trở lại trong nhịp sống bình thường tiếp theo.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh, trong đó nhóm bán lẻ hàng hóa đã đạt mức tăng trưởng khá tốt.
Khảo sát doanh nghiệp bản lẻ của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2022 cho thấy 53,8% doanh nghiệp bán lẻ hiện đã đạt hiểu quả kinh doanh bằng và vượt lúc trước đại dịch. Trong bản xếp hạng năm 2022,top 10 doanh nghiệp được xướng tên cũng là top 10 của năm 2021.Tuy nhiên, vị trí xếp hạng đã có sự hoán đổi lẫn nhau.
Vị trí top 3 trong ngành bán lẻ nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị vẫn lần lượt là 3 cái tên quen thuộc Central Retail (GO! BigC, Top Market); Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Wincommerce; Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM. Còn top 3 nhóm hàng lâu bền: điện máy, điện lạnh, vàng bạc… có sự thay đổi ở vị trí thứ 2 khi Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT soán ngôi của công ty CP Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI và đẩy công ty này xuống vị trí thứ 4.
Vị trí dẫn đầu thuộc về Công ty CP Đầu tư Thế giới di động và vị trí thứ 3 thuộc về Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Những doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn, chiến lược kinh doanh bài bản vẫn khẳng định được giá trị, tốc độ phục hồi và tăng trưởng của mình so với nhóm doanh nghiệp còn lại.
Tuy nhiên dựa trên đà phục hồi này, cùng với những lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực, 91,7% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng triển vọng kinh doanh của toàn ngành bản lẻ những tháng cuối năm 2022 sẽ khả quan hơn so với cùng kỳ các năm trước đó.
Có 15,8% doanh nghiệp được hỏi tỏ ra thận trọng với triển vọng kinh doanh của chính mình. Các doanh nghiệp này lo ngại mối nguy tiềm ẩn của lạm phát và suy thoái kinh tế sẽ tạo nên rủi ro lớn đối với tăng trưởng của ngành bán lẻ. Trong nửa đầu năm 2022, lạm phát tăng và duy trì ở mức cao đã gây sức ép lên sức mua của người tiêu dùng
Trong giai đoạn 2020-2021, thu nhập bất thường của dân cư tăng lên (nhờ vào sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán, bất động sản) nên nhu cầu đột biến với hàng hóa xa xỉ, không thiết yếu cũng tăng mạnh. Nhưng trong giai đoạn 2022-2023,những nhu cầu này có thể trở về trạng thái bình thường cũng sẽ ảnh hưởng đến sức mua của thị trường
Khi các hoạt động giãn cách xã hội được nới lỏng, người tiêu dùng nhanh chóng quay về với mua sắm tại cửa hàng, đẩy nhanh sự phục hồi của kênh bán lẻ truyền thống. Theo eMarketer, doanh số bán hàng tại cửa hàng toàn cầu đã tăng 8,2% vào năm ngoái lên 21,09 nghìn tỷ USD nhiều hơn mức của năm 2019.
Sự phục hồi trở lại của bán lẻ truyền thống là một minh chứng báo hiệu rằng sự vươn lên thống trị của thương mại điện tử sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mua sắm online sẽ thoái trào, ngược lại sẽ tiếp tục trở lên phổ biến hơn nhờ 2 động lực: Đại dịch thúc đẩy hoạt động online, trở thành một thói quen của người dùng và sự thâm nhập ngày càng tăng của điện thoại thông minh, thiết bị di động cùng dịch vụ internet.
Để có thể tìm kiếm cơ hội trong giai đoạn bình thường tiếp theo doanh nghiệp cần đưa ra những thay đổi, sự dịch chuyển toàn diện. Đầu tiên, các doanh nghiệp bán lẻ cần phải chú trọng nhiều hơn vào việc đào tạo lại kỹ năng cho đội ngũ nhân sự để nâng cao năng lực nội tại của tổ chức mình.
Tiếp đến là phải đa dạng hóa sản phẩm, nhà cung cấp và kiểm soát chất lượng đầu vào để đảm bảo hàng hóa cung ứng liên tục. Ngoài ra những kế hoạch liên quan đến số hóa, mở rộng thị trường hoặc phát triển mô hình bán lẻ mới cũng cần được ưu tiên nhằm giúp các doanh nghiệp bán lẻ hạn chế được các nguy cơ và tận dụng được các cơ hội trong thời kỳ bình thường tiếp theo.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết