(CHG) Theo Cục Thuế tỉnh Nghệ An, nguồn thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử đang ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với doanh thu “khủng” từ các nền tảng công nghệ. Điều này gây ra thất thoát cho ngân sách Nhà nước, bất bình đẳng giữa những người kinh doanh.
Có thể nhận thấy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng được mở rộng. Sự đa dạng về hoạt động, đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã đưa thương mại điện tử trở thành một trong những yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, đây là loại hình kinh doanh mới, nên rất khó khăn trong việc quản lý thuế.
Ông Hà Lê Dũng - Phó cục trưởng Cục Thuế Nghệ An cho hay, hiện nay chúng ta đang thất thu rất lớn đối với sàn thương mại điện tử và kinh doanh công nghệ. Ngành thuế hiện đang rất khó khăn trong việc thu thuế từ loại hình này. Muốn làm được điều này, phải có sự vào cuộc quyết liệt từ phía các lực lượng chức năng khác như công an, quản lý thị trường…
Trên 80% doanh nghiệp ở Nghệ An xây dựng website, tham gia sàn giao dịch hoặc ứng dụng mạng xã hội.
Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, có trên 80% doanh nghiệp ở Nghệ An xây dựng website, tham gia sàn giao dịch hoặc ứng dụng mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu, mua bán các sản phẩm và dịch vụ kèm theo.Chỉ số phát triển thương mại điện tử tại Nghệ An nhiều năm liền luôn đứng trong tốp cao cả nước, như năm 2020 đứng tứ 12, năm 2021 đứng thứ 16/63 tỉnh, thành được khảo sát.
Đến nay, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 463 doanh nghiệp đăng ký thành viên tham gia và thiết lập gian hàng trên sàn thương mại điện tử của tỉnh. Ngoài ra, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã ứng dụng các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok để đăng bài, quảng cáo hình ảnh sản phẩm, đăng video, livestresm bán hàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, nguồn thu ngân sách sẽ tăng lên đáng kể nếu chính sách thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử được hoàn thiện phù hợp. Thói quen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi với nhiều giao dịch, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện thông quan hình thức thương mại điện tử, tiềm năng tăng thu ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực này còn rất lớn.
Ông Nguyễn Văn Hường - Cục trưởng Cục QLTT Nghệ An cho biết, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thương mại điện tử hiện nay đặt ra rất nhiều khó khăn thách thức cho các lực lượng chức năng. Các cá nhân vi phạm thường có trình độ, lợi dụng triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin để thực hiện hành vi vi phạm của mình như mở nhiều tài khoản, đăng ký các thông tin “ảo”, khởi tạo nhanh và xóa dấu vết cũng nhanh, cài đặt chế độ ẩn bình luận, giấu số điện thoại liên hệ …
“Thương mại điện tử là lĩnh vực kinh doanh mới đem lại nhiều lợi ích tuy nhiên khuyến cáo các tổ chức, cá nhân khi tham gia cần tìm hiểu kỹ để chấp hành đúng các quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Văn Hường cho biết thêm.
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết