Nhật Bản - đối tác thương mại “chục tỷ đô” của Việt Nam


(CHG) Nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10, kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đạt gần 37 tỷ USD. Với kết quả này, Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Biểu đò: T.Bình.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 19,223 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 6,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Hết tháng 10 có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, dẫn đầu là dệt may với hơn 3,3 tỷ USD, tăng nhẹ khoảng 18 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,42 tỷ USD là nhóm hàng đứng thứ hai, đây là nhóm hàng chủ lực có tăng trưởng cao gần 18%.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đứng thứ ba với kim ngạch 2,27 tỷ USD giảm khoảng 30 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ tư là gỗ và sản phẩm với kim ngạch gần 1,4 tỷ USD, giảm khoảng 150 triệu USD so với cùng kỳ 2022. Đây là một trong những nhóm hàng chủ lực có mức giảm mạnh nhất (giảm gần 10%).
Thủy sản đạt gần 1,25 tỷ USD đứng thứ năm. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhóm hàng này giảm khoảng 180 triệu USD và là nhóm hàng “tỷ đô” bị giảm mạnh nhất (giảm gần 13%).
Ngoài ra, hết tháng 10 còn nhiều nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như: điện thoại và linh kiện; sản phẩm từ chất dẻo; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hóa chất; dầu thô…
Chiều ngược lại, nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 17,743 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng chiếm 6,6% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất với 5,92 tỷ USD, giảm hơn 100 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, còn hai nhóm hàng có kim ngạch “tỷ đô” là: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim ngạch đạt 3,3 tỷ USD, giảm khoảng 250 triệu USD so với cùng kỳ 2022; sắt thép các loại đạt 1,23 tỷ USD, giảm khoảng 270 triệu USD.
Như vậy, hết tháng 10, Việt Nam xuất siêu gần 1,5 tỷ USD sang Nhật Bản. So với các đối tác lớn khác như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ở mức khá cân bằng.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3