(CHG) 6 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đạt 812,8 triệu USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản trong tháng 6/2023 đạt 135 triệu USD, giảm 18,8% so với tháng 6/2022.
Nửa đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản giảm nhẹ.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Nhật Bản đạt 812,8 triệu USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2023, dăm gỗ và gỗ viên nén là 2 mặt hàng chính ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao.
Dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là mặt hàng dăm gỗ đạt 316,5 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 38,94% tổng trị giá xuất khẩu. Tiếp theo là mặt hàng gỗ viên nén đạt 191,1 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện nay, Nhật Bản đang phát triển nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng dăm gỗ và viên nén gỗ, do đó nhu cầu về những mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ngoài mặt hàng dăm gỗ và viên nén gỗ, đồ nội thất bằng gỗ cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính tới thị trường Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2023, tuy nhiên trị giá xuất khẩu mặt hàng này giảm mạnh, do lạm phát gây tăng giá nhiều loại hàng hóa đã khiến tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản bị ảnh hưởng đáng kể.
Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng mang lại giá trị gia tăng cao cho ngành gỗ, do đó cần đẩy mạnh xuất khẩu.
Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng đối với mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ bởi là thị trường có sức tiêu thụ lớn, với dân số gần 126 triệu người và thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, khoảng 38.662 USD/người trong năm 2022.
Trong ngắn hạn, do ảnh hưởng bởi lạm phát cao khiến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này của Nhật Bản chậm lại, khiến hoạt động xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam chịu tác động.
Trong thời gian tới, nếu kinh tế phục hồi trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người Nhật Bản ngày càng tăng cao.
Vì vậy, việc tận dụng hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên như: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... sẽ thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tăng trưởng khả quan sang thị trường Nhật Bản.
Nguồn: Báo Công Thương
4
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết