(CHG) Kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, chế biến lòng lợn tại TP. Móng Cái, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện 4 tấn lòng lợn đông lạnh để dưới nền đất chờ giã đông, cạnh đó có một số chậu, rành nhựa chứa nội tạng động vật ngâm dung dịch không đảm bảo vệ sinh cùng với 8 tấn lòng vẫn để trong bao tải dứa đã bốc mùi thôi hối và 13 tấn phụ gia thực phẩm.
12 tấn lòng lợn đang trong quá trình phân hủy bị lực lượng chức năng phát hiện
Ngày 29/12, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị vừa kiểm tra và phát hiện một cơ sở sản xuất, chế biến lòng lợn trên địa bàn vi phạm nghiêm trọng vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Công an TP. Móng Cái kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, chế biến lòng lợn tại khu 5, phường Hải Hòa, TP. Móng Cái.
Tại hiện trường, tổ công tác phát hiện, trên nền đất của cơ sở có 4 tấn lòng lợn đang để rải rác chờ giã đông, cạnh đó có một số chậu, rành nhựa chứa nội tạng động vật ngâm dung dịch hóa chất. Mở rộng kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện thêm 8 tấn lòng lợn để trong bao tải dứa không được bảo quản theo đúng quy định đã bốc mùi hôi thối. Ngoài ra, tại kho của cơ sở còn chứa 13 tấn phụ gia gồm muối và soda.
Khu vực chế biến lòng lợn không đảm bảo vệ sinh, bốc mùi hôi thối.
Chủ cơ sở là ông Hồ Hiếu Huy (sinh năm 1964, quốc tịch Trung Quốc). Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số nội tạng trên, cũng như giấy kiểm dịch thú y đối với số thực phẩm tại cơ sở và các phụ gia trong hoạt động chế biến lòng lợn.
Qua quan sát, tổ công tác còn phát hiện tại vị trí xả nước thải của cơ sở có 1 đường ống bằng nhựa (đường kính 15cm) cắm xuống sông Lục Lầm và nước xả thải có màu trắng đục. Trên mặt nước có nhiều váng mỡ, ruồi nhặng xung quang.
Tổ công tác đã lấy mẫu nước tại vị trí xả thải, mẫu lòng lợn, mẫu thành phẩm để kiểm nghiệm, đồng thời tạm giữ 12 tấn lòng lợn các loại và 13 tấn phụ gia khác để phụ vụ công tác điều tra. Công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục xác minh làm rõ vi phạm của cơ sở để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang đến gần, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hóa, thực phẩm của người dân sẽ tăng cao. Lợi dụng điều đó, nhiều đối tượng trà trộn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ra thị trường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng. Lực lượng chức năng khuyến cáo, người dân cần cẩn trọng khi mua và sử dụng thực phẩm đông lạnh. Nên mua những thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ tại những điểm bán tin cậy, uy tín để đảm bảo sức khỏe của chính mình và người thân.
0
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.
(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết