Phát hiện thức ăn thủy sản có hàm lượng Cadimi vượt mức cho phép 200%


(CHG) Cục QLTT Tiền Giang cho biết, đơn vị vừa phạt vi phạm hành chính gần 80 triệu đồng hộ kinh doanh thức ăn thủy sản có hàm lượng Cadimi vượt mức cho phép 200%.

Cụ thể, ngày 01/6/2023, Đoàn kiểm tra liên ngành 389/TG do Đội QLTT số 6, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra đột xuất tại 01 đại lý thức ăn thủy sản trên địa bàn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Đoàn kiểm tra đang xác lập biên bản kiểm tra, biên bản lấy mẫu

Đoàn kiểm tra lấy 02 mẫu thức ăn thủy sản gửi kiểm nghiệm chất lượng. Qua đánh giá kết quả kiểm nghiệm thì mẫu này không đảm bảo chất lượng do hàm lượng Cadimi vượt 200% so với mức quy định. Lô hàng vi phạm là 100 bao thức ăn nuôi tôm với tổng khối lượng 02 tấn, trị giá 60 triệu đồng.
Đội QLTT số 6 hoàn chỉnh hồ sơ chuyển Cục QLTT tỉnh Tiền Giang trình xử phạt. Đến ngày 04/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh nêu trên về hành vi buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng số tiền gần 80 triệu đồng; cơ sở đã nộp phạt vào ngày 05/7/2023.

Đoàn kiểm tra đang thực hiện lấy mẫu

Trước đó, cũng tại Tiền Giang, ngày 4/5, Đội Quản lý thị trường số 4 đã xử phạt 2 cơ sở buôn bán thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Gò Công Tây. Các cơ sở này kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhưng không niêm yết giá. Thời điểm kiểm tra, tổ công tác có lấy 06 mẫu thức ăn chăn nuôi gửi Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Kiểm nghiệm Chất lượng. Kết quả, có 04 mẫu không đạt với 03 mẫu là hàng giả và 01 mẫu vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trị giá hàng hóa vi phạm gần 03 triệu đồng. 2 cơ sở trên bị phạt số tiền gần 15 triệu đồng.

Nghị định số 14/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi
 Điều 18. Vi phạm quy định về chất lượng trong mua bán thức ăn chăn nuôi
 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 2% đến dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc mỗi chỉ tiêu an toàn vượt quá từ 2% đến dưới 5% so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau đây:
 a) Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 15% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
 b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
 4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 15% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau đây:
a) Có mỗi chỉ tiêu vi sinh vật gây hại vượt ngưỡng cho phép quy định trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu an toàn cao hơn mức tối đa từ 5% trở lên so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thu hồi và tái chế lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3