PSI: Thị trường bán lẻ sôi động với cuộc đua giành thị phần của các "ông lớn"


Bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng trưởng khả quan nhờ các đặc điểm thuận lợi về dân cư, thu nhập, mức độ thâm nhập của Internet và thiết bị thông minh. Các “ông lớn” đều có kế hoạch mở rộng mạnh thời gian tới để chiếm lĩnh thị phần trong miếng bánh thị trường.

Miếng bánh thị trường bán lẻ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp để giành thị phần
Miếng bánh thị trường bán lẻ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp để giành thị phần

Thị trường bán lẻ sôi động

Theo báo cáo mới nhất của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI), Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 16 trên thế giới. Dân số Việt Nam hiện nay ước đạt 98,9 triệu người và dự kiến sẽ vượt mốc 100 triệu người vào năm 2025.

Đồng thời, Việt Nam cũng chứng kiến tốc độ người dân thuộc tầng lớp trung lưu và tỷ lệ dân cư thành thị gia tăng nhanh chóng trong những năm vừa qua.

Những yếu tố trên đã khiến cho Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà bán lẻ, PSI nhận định.

Cụ thể, số liệu từ Ngân hàng thế giới (World Bank) cho thấy, Việt Nam chứng kiến thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2017-2022 đạt 8,5%, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và cao gần gấp đôi mức bình quân của thế giới.

Thu nhập tăng trưởng nhanh khiến cho giá trị giỏ hàng tiêu dùng của người Việt nâng lên nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đã tăng 44,4% trong cùng giai đoạn.

Doanh số bán lẻ hàng hoá Việt Nam giai đoạn 2017-2022 (Nguồn: World Bank, GSO)
Doanh số bán lẻ hàng hoá Việt Nam giai đoạn 2017-2022 (Nguồn: World Bank, GSO)

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 9/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 524,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong quý III/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.550,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với quý trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.567,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 20,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 16,6%).

Xem thêm: "Cập nhật 2 kịch bản CPI năm 2023, mục tiêu kiểm soát lạm phát là khả thi" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

World Data Lab's dự báo Việt Nam sẽ tăng 8 bậc trong top 30 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới trong thập kỷ này và chiếm 1,1% dân số thuộc tầng lớp tiêu dùng thế giới vào năm 2030.

Còn theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo là sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2023-2028 đạt 12,05%, gấp khoảng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP ước tính trong cùng giai đoạn.

Tốc độ tăng trưởng dự báo của ngành bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới vượt xa so với các thị trường Đông Á, Đông Nam Á và mức tăng trưởng bình quân của thế giới.

Tốc độ tăng trưởng kép ngành bán lẻ giai đoạn 2023-2028 (Nguồn: World Data Lab's, Mordor Intelligence)
Tốc độ tăng trưởng kép ngành bán lẻ giai đoạn 2023-2028 (Nguồn: World Data Lab's, Mordor Intelligence)

Cạnh tranh gay gắt để giành thị phần

PSI nhận định, chợ truyền thống và các cửa hàng tạp hoá chiếm thị phần lớn doanh số bán lẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng trong xu hướng tiêu dùng của người dân. Trong khi các cửa hàng tạp hoá, chợ truyền thống dần mất đi vị thế thì các hình thức bán lẻ hiện đại đã tăng thị phần từ 15% năm 2015 lên 26% vào năm 2022.

Thêm vào đó, sự phổ biến của Internet và các thiết bị thông minh, cộng với tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho mua sắm trực tuyến bùng nổ. Việt Nam được EcommerceDB dự báo là một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2023-2027 là 12,3%.

Tỷ trọng doanh thu các kênh bán lẻ giai đoạn 2015-2022 (Nguồn: Kantar, Ecommerce DB, Statista, PSI tổng hợp)
Tỷ trọng doanh thu các kênh bán lẻ giai đoạn 2015-2022 (Nguồn: Kantar, Ecommerce DB, Statista, PSI tổng hợp)

Với tiềm năng tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất trong khu vực, thị trường bán lẻ Việt Nam là miếng bánh hấp dẫn và tạo ra cuộc đua căng thẳng giữa những nhà bán lẻ "sừng sỏ" cả trong nước và trên thế giới như Winmart, Bách hoá xanh, Saigon Co-op, Vincom, Aeon (Nhật Bản), Mega Mart, Lotte Retail (Hàn Quốc), Central Retail (Thái Lan),...

Đầu tư mạnh để tăng độ phủ là chiến lược chung trong nỗ lực gia tăng thị phần của những nhà bán lẻ này. Trong đó, Vincom Retail và Aeon là những nhà bán lẻ chứng kiến tăng trưởng mạnh mẽ nhất về tổng diện tích sàn cho thuê bán lẻ trong những năm vừa qua.

Cuộc đua ngành bán lẻ tại Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục vô cùng gay cấn khi Centrail Retail, "ông trùm" bán lẻ Thái Lan có kế hoạch đầu tư thêm 1,45 tỷ USD vào thị trường Việt Nam trong 5 năm tới và đặt mục tiêu tăng quy mô số cửa hàng lên gấp đôi, đạt 600 cửa hàng vào năm 2027.

Central Retail đã đẩy mạnh chuyển đổi mô hình siêu thị Big C và xây mới nhiều siêu thị GO!, mini go!, Tops Market tại Việt Nam
Central Retail đã đẩy mạnh chuyển đổi mô hình siêu thị Big C và xây mới nhiều siêu thị GO!, mini go!, Tops Market tại Việt Nam

Xem thêm: "Central Retail tuyên bố "rót" thêm 1,45 tỷ USD vào thị trường Việt Nam" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Aeon Mall cũng đang xây dựng 2 trung tâm mua sắm lớn tại Huế và Hà Nội, đồng thời có kế hoạch triển khai mô hình siêu thị quy mô vừa.

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sàn, PSI đồng thời đưa ra khuyến nghị khả quan, với Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã cổ phiếu MWG - sàn HoSE) giành được thị phần phân khúc cao cấp sau cuộc chiến giá trên thị trường ICT và kỳ vọng thành công bán 20% vốn của Bách hoá xanh cho đối tác nước ngoài với định giá 1,5 - 1,7 tỷ USD. 

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã cổ phiếu FRT - sàn HoSE) dẫn đầu trong cuộc đua chuỗi nhà thuốc, tận dụng cơ hội khi các đối thủ đang cần tái cấu trúc để tăng quy mô.
Công ty Cổ phần Thế Giới Số (mã cổ phiếu DGW - sàn HoSE) chọn tăng doanh thu từ những sản phẩm phân khúc thấp và đa dạng hoá sản phẩm.
Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (Vàng Phú Nhuận, mã cổ phiếu PNJ - sàn HoSE) cải thiện biên lợi nhuận ròng, giành thị phần từ tay các đối thủ bất chấp thị trường chung suy yếu.

Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3