Việt Nam xứng đáng nằm trong nhóm các thị trường chứng khoán mới nổi


(CHG) Tại hội thảo "Nâng hạng thị trường chứng khoán và việc minh bạch thông tin của công ty niêm yết", các chuyên gia cho biết thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, xứng đáng nằm trong nhóm các TTCK mới nổi. Tuy nhiên, vẫn còn một số tiêu chí cần phải được hoàn thiện để TTCK Việt Nam sớm được công nhận.
Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, UBCKNN coi nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là mục tiêu trọng yếu.

Quang cảnh Hội thảo.
 
Theo ông Phạm Hồng Sơn, thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu qua, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN tích cực thực hiện các giải pháp liên quan đến phát triển TTCK, trong đó có nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Bộ Tài chính, UBCKNN đã, đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao để thúc đẩy lộ trình được nâng hạng của TTCK Việt Nam.
Cùng với mục tiêu này, các chuẩn mực của thị trường cũng phải theo thông lệ quốc tế hiện hành. Hiện nay, TTCK Việt Nam đã là thành viên của Liên đoàn Các Sở GDCK thế giới (WFE), các quy định khung pháp lý của thị trường, kể cả các nghị định cũng đang hướng tới đáp ứng chuẩn mực thế giới. Đơn cử như: công bố thông tin, văn bản nghị định, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp niêm yết (DNNY)...
“Hiện tại, dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng, song vẫn còn một số tiêu chí cần tiếp tục được hoàn thiện, trong đó có việc nâng cao tính minh bạch và chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường. Đây cũng là nền tảng cho TTCK hoạt động lành mạnh, ổn định và bền vững”, ông Sơn nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo UBCKNN, hiện nay, các quy định của chúng ta mới ở mức khuyến khích, nếu bắt buộc thì sẽ là áp lực lớn đối với doanh nghiệp.
“Mới chỉ có số ít doanh nghiệp lớn đáp ứng được yêu cầu công bố thông tin bằng tiếng Anh. Vì vậy, mọi bước đi phải có lộ trình tiếp cận phù hợp”, ông Sơn nhấn mạnh đồng thời cho biết, ý thức của doanh nghiệp niêm yết là rất quan trọng. Doanh nghiệp muốn được đánh giá minh bạch thì phải tự nâng cấp trong công bố thông tin. Cũng cần khuyến khích bằng việc khi đánh giá vấn đề doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin, việc công bố thông tin bằng tiếng Anh nên được cộng điểm trong thang điểm quản trị DN.
Bên cạnh đó, theo đại diện UBCKNN, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) cũng là vấn đề rất cần được khắc phục. Ngoài ra, hệ thống giao dịch cần được cải thiện hơn, đảm bảo giao dịch thông suốt, nâng cấp khả năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư.
“Cá lớn nằm trong ao nhỏ"
Theo ông Đặng Hồng Quang, Giám đốc, Trưởng Đại diện văn phòng Hà Nội, Quỹ đầu tư chứng khoán VinaCapital, TTCK Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc trong 10 năm qua.

Ông Đặng Hồng Quang, Giám đốc, Trưởng Đại diện văn phòng Hà Nội (Quỹ đầu tư chứng khoán VinaCapital).
 
Cụ thể, vốn hóa thị trường trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM vào thời điểm cuối tháng 9/2023 là 246 tỷ USD, giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày đạt khoảng 1,1 tỷ USD, lần lượt gấp 5,6 lần và gấp 17 lần so với 10 năm trước. Số lượng công ty có vốn hóa trên 1 tỷ USD hiện tại lên đến 48 công ty so với 10 năm trước chỉ có 8 công ty.
“TTCK Việt Nam hiện tại vì nhiều lý do vẫn được 2 tổ chức MSCI và FTSE Russell xếp vào nhóm thị trường cận biên. Với quy mô tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm qua, việc Việt Nam ở trong nhóm thị trường cận biên được ví như "một con cá lớn nằm trong ao nhỏ" do Việt Nam đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong các chỉ số thị trường cận biên, lên đến 29% trong chỉ số của MSCI và 38% trong chỉ số của FTSE Russell. Các nước xếp ngay sau Việt Nam chỉ có tỷ trọng trên dưới 10%”, ông Quang nhấn mạnh.
Xét về quy mô vốn hóa và thanh khoản, TTCK Việt Nam hiện tại đã lớn hơn nhiều nước nằm trong các chỉ số chứng khoán thị trường mới nổi. Tổng vốn hóa của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE vào thời điểm cuối tháng 9/2023 là 190 tỷ USD, gần tương đương với quy mô vốn hóa của thị trường Malaysia và lớn hơn nhiều thị trường châu Á (Philippines, Qatar, Kuwait…) hay châu Âu (Hy Lạp, CH Séc, Hungary…).
Về thanh khoản cũng tương tự, thậm chí thanh khoản, tính bằng giá trị giao dịch hàng ngày trên thị trường của TTCK Việt Nam còn vượt Malaysia và tương đương với Indonesia, tức chỉ đứng sau Thái Lan ở trong khối ASEAN. Như vậy, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng nằm trong nhóm các TTCK mới nổi.
“Việc nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là cần thiết và xứng tầm với quy mô của TTCK Việt Nam. Việc nâng hạng TTCK Việt Nam sẽ thu hút thêm lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài từ cả các quỹ đầu tư chủ động và các quỹ chỉ số (ETF)”, ông Đặng Hồng Quang đánh giá.
Theo ông Quang, hiện tại, Việt Nam còn một số tiêu chí chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nâng hạng của 2 tổ chức MSCI và FTSE Russell. Tuy nhiên, có 2 tiêu chí cơ bản nhất đó là giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài và vấn đề ký quỹ trước giao dịch (pre-funding).
Về tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài, hiện tại, theo Luật Đầu tư và Nghị định 31/2021/NĐ-CP, đang có 25 ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường và 59 ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
VinaCapital kiến nghị giảm bớt số lượng ngành nghề ở trong danh sách này đối với những ngành nghề không nhất thiết phải hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Về yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (pre-funding), hệ thống giao dịch chứng khoán KRX đang được UBCK đặt mục tiêu đi vào vận hành vào cuối tháng 12/2023. Hệ thống này sẽ là cơ sở về mặt kỹ thuật cho việc không cần yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có đủ 100% tiền trong tài khoản trước khi mua chứng khoán.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3