Quy định rõ về thẩm quyền và trách nhiệm trong điều hành giá


(CHG) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá năm 2023. Theo dự thảo, thẩm quyền và trách nhiệm trong việc điều hành giá sẽ được cụ thể và rõ ràng hơn, tạo điều kiện cho công tác quản lý giá.
Phân công cụ thể để thực hiện bình ổn giá
Về bình ổn giá, trong dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đã đưa ra đề xuất quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện bình ổn giá. Theo Dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có trách nhiệm quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, đề xuất, tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện bình ổn giá theo phân công của Chính phủ và quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giá theo thẩm quyền đối với các mặt hàng thóc tẻ, gạo tẻ; phân đạm, phân DAP, phân NPK; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; thuốc bảo vệ thực vật.

Các quy định được nêu cụ thể nhằm kịp thời ứng phó với các tình huống biến động của giá cả thị trường. Ảnh minh họa: H.Dịu
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp tham mưu, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện bình ổn giá theo phân công của Chính phủ và quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền đối với các mặt hàng xăng, dầu thành phẩm; khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Bộ Y tế quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá đối với mặt hàng thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành trong việc tham mưu Chính phủ và tổ chức thực hiện đối với các biện pháp bình ổn giá phù hợp với quy định của pháp luật để bình ổn giá. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành trong việc tham mưu Chính phủ và tổ chức thực hiện đối với biện pháp tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật để bình ổn giá.
UBND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực quyết định; quyết định các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền. Cụ thể là điều hòa cung cầu một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn; các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật; định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá hàng hóa, dịch vụ; áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, Dự thảo cũng đã quy định về trình tự, thủ tục, các thành phần hồ sơ, tài liệu cần thiết để các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện khi cần bổ sung vào hoặc đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Bộ Tài chính nhìn nhận, các quy định này nhằm đảm bảo sự minh bạch, tạo thuận lợi cho khâu tổ chức thực hiện, nhất là trong các bối cảnh cần đảm bảo tính kịp thời khi thực hiện bình ổn giá.
Chỉ rõ trách nhiệm, thống nhất trong thi hành
Cùng với quy định trên, hàng loạt quy định về quản lý, điều tiết giá cũng được Dự thảo quy định cụ thể, phân cấp, phân quyền cho từng bộ, ngành, địa phương. Chẳng hạn, liên quan đến định giá, Dự thảo đã quy định về trình tự, thủ tục để các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Trong đó, quy định rõ các nội dung công việc mà các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh cần triển khai khi có nhu cầu điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Bộ Tài chính nhận định, việc này sẽ tạo thuận lợi cho Bộ Tài chính trong việc là đầu mồi chủ trì xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Về kê khai giá, Dự thảo quy định, căn cứ vào nhu cầu trong công tác tổng hợp, phân tích, dự báo và yêu cầu quản lý nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện kê khai giá theo quy định…
Về công tác phối hợp, dự thảo Nghị định đưa ra yêu cầu các bộ, ngành cần có trách nhiệm phối hợp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chẳng hạn, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; tham gia phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ kết hợp chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ mục tiêu kiểm sát lạm phát; tham gia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong điều hành kinh tế vĩ mô…
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình điều hành chính sách tiền tệ, thị trường vàng, ngoại hối; Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai các hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô, tính toán công bố chỉ số giá tiêu dùng; Bộ Công Thương cung cấp thông tin về điều hành xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, tình hình thị trường hàng hóa, cung cầu trong nước và quốc tế…
Bộ Tài chính nhận định, những sự phối hợp này sẽ giúp tạo lập thúc đẩy cơ chế chia sẻ thông tin thường xuyên, liên tục, kịp thời, hiệu quả trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành và sự tham gia phối hợp của các địa phương. Đồng thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các biện pháp, giải pháp quản lý, điều tiết giá trong từng thời kỳ; kịp thời ứng phó với các tình huống biến động của giá cả thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ kinh tế vĩ mô, phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, Nghị định phải được xây dựng để đảm bảo sự tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý, điều tiết giá đã được thể hiện tại Luật Giá năm 2023. Các chuyên gia cũng nhận định, phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước là một chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm thuộc các chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ. Vì thế, việc đảm bảo minh bạch, rõ ràng, thống nhất trong công tác thực hiện sẽ làm rõ hơn vai trò chủ trì, phối hợp, từ đó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, tránh sự đùn đẩy.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3