Siêu thị nỗ lực giữ giá để kích thích sức mua


(CHG) Dù giá cả đầu vào đang tăng nhưng các doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn thị trường của TP. HCM đều cam kết giữ giá. Bên cạnh đó, các hệ thống phân phối cũng triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá, bán lẻ với giá sỉ hấp dẫn.
Theo báo cáo của Sở Công Thương TP. HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 3 tháng đầu năm ước đạt 263.981 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2022 (cùng kỳ giảm 4,8%); trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 3 tháng ước đạt 163.606 tỷ đồng, tăng 9,1% (cùng kỳ tăng 4,8%), chiếm 61,97% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Central Retail Việt Nam cho biết, sức mua tại hệ thống Central Retail hiện cao hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng không bền vững. Trong rổ hàng hoá của người tiêu dùng, các mặt hàng thiết yếu chiếm tỷ trọng chính, còn những mặt hàng khác đều bị cắt giảm chi tiêu rất nhiều.
Tình hình tại các hệ thống bán lẻ của MM Mega Market, Saigon Co.op, Satra cũng tương tự. Người tiêu dùng chỉ dành ngân sách cho các sản phẩm thiết yếu.
Trước tình hình đó, ông Ngô Hồng Y, Trưởng Phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương TP. HCM cho biết, Sở Công Thương TP. HCM tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác bình ổn thị trường hàng hóa, nhằm hạn chế việc tăng giá hàng hóa tiêu dùng, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu lương thực, thực phẩm… Đến nay, hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố có 3 chợ đầu mối, 223 chợ truyền thống đang hoạt động, 239 siêu thị, 47 trung tâm thương mại và hơn 3.000 cửa hàng tiện lợi; các hệ thống phân phối vẫn duy trì, đảm bảo khả năng cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn.
Chương trình " Khóa giá" được MM Magarket triển khai hơn 500 mặt hàng thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu.
Trong đó, chương trình bình ổn thị trường năm 2023 – Tết Giáp Thìn năm 2024 có 44 doanh nghiệp tham gia các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu (đã bao gồm mặt hàng sữa), tăng 3 doanh nghiệp so năm 2022 và 11 doanh nghiệp bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ học tập, phần lớn là doanh nghiệp quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao.
Điểm nổi bật của chương trình năm nay là nhiều doanh nghiệp tham gia đều cam kết giữ giá cho người tiêu dùng để kéo sức mua tăng trở lại. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM cho biết, dù giá cả đầu vào cho các sản phẩm đang tăng nhưng doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối đều cam kết giữ giá cho người dân. Điều nay cho thấy sự chia sẻ rất lớn từ các doanh nghiệp, nhà phân phối để cùng đồng hành với TP. HCM hỗ trợ người dân trong giai đoạn khó khăn. Để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối, Sở cũng sẽ đồng hành với doanh nghiệp trong suốt thời gian thực hiện bằng cách hỗ trợ kịp thời khi phát sinh những khó khăn, vướng mắc.
Ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Điều hành Công ty MM Mega Market Việt Nam cho biết, tham gia vào chương trình bình ổn thị trường, đơn vị cam kết giữ giá ổn định thông qua việc cung cấp các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả hợp lý với nguồn cung dồi dào, ổn định. Đơn vị cũng đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa để đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường. Theo đó, trong quý 2/2023, đơn vị sẽ có các chương trình giá sỉ bình ổn giá cho người tiêu dùng cả nước với hơn 40 mặt hàng tươi sống như: các loại thịt heo, thịt gà, thịt bò, hải sản và đa dạng rau củ, trái cây... với mức giá ưu đãi tốt như chợ đầu mối, nhờ vào việc thu mua trực tiếp từ vùng trồng trọt và chăn nuôi, theo mô hình khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”.
Bên cạnh chương trình Bình ổn thị trường do Sở Công Thương TP. HCM chủ trì, các hệ thống phân phối trên địa bàn còn triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu. Trong đó, hệ thống 21 trung tâm MM Mega Market triển khai hai chương trình "Giá sỉ" như giá ở chợ đầu mối dành cho hơn 40 mặt hàng thực phẩm tươi sống và chương trình "Khóa giá" dành cho hơn 500 mặt hàng thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu. Còn hệ thống Big C và GO! phối hợp với nhà phân phối thực hiện chương trình "Giá luôn rẻ" mang lại cho khách hàng trên 1.000 sản phẩm rẻ hơn từ nay đến cuối năm, bao gồm các loại nông sản, trái cây, sản phẩm tươi sống, hàng tiêu dùng, các sản phẩm từ sữa…
Hệ thống siêu thị Co.opnart, Co.opXtra tham gia bình ổn giá ở 11 nhóm hàng với cam kết giảm giá 5 - 10% so với giá thị trường. Đặc biệt, từ ngày 20/04 này, Saigon Co.op sẽ triển khai chương trình khuyến mãi mừng sinh nhật hệ thống kéo dài 3 tuần với hàng ngàn mặt hàng được khuyến mãi sâu tới 50% dành cho khách hàng. Hệ thống Bách Hóa Xanh tung hàng loạt khuyến mãi mới gồm: Khi mua hàng trực tuyến tại Bachhoaxanh.com, khách hàng sẽ được trợ giá vận chuyển cho hóa đơn chỉ từ 100.000 đồng. Đối với các doanh nghiệp cung cấp thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm chủ lực của TP. HCM như Vissan, San Hà, Ba Huân... cũng công bố giảm giá 20 - 30% cho nhiều mặt hàng tiêu dùng phổ biến./.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/sieu-thi-no-luc-giu-gia-de-kich-thich-suc-mua-173057.html

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3