Tạm giữ 5,4 tấn đường cát vi phạm quy định về nhãn hàng hóa


(CHG) Đội Quản lý thị trường số 1, Cục quản lý thị trường tỉnh An Giang vừa phát hiện một xe tải vận chuyển số lượng lớn đường cát có nhiều dấu hiệu vi phạm. Đội đã tạm giữ tang vật để xác minh, xử lý theo quy định.

Số đường cát vi phạm bị lực lượng chức năng tạm giữ.

Xe ô tô tải BKS 65H-006.53 do ông Ph.Th.C (trú tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) điều khiển, đang dừng đỗ bên đường thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang có dấu hiếu nghi vấn.
Ngày 14/5 vừa qua, Đội quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã tiến hành khám phương tiện vải tải nêu trên.
Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện xe tải đang vận chuyển hàng hóa là đường cát các loại gồm: 450 cây đường cát được đóng gói quy cách đơn giản (12kg/cây) do Công ty TNHH đường cát Th. A. Kh (địa chỉ: khu vực Quy Thạnh 1, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) chịu trách nhiệm về hàng hóa. Số đường cát này vi phạm quy định về nhãn hàng hóa như: không ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi đóng gói; không ghi ngày san chia, đóng gói; có một số cây đường không ghi ngày sản xuất. Trị giá hàng hóa tạm giữ 102,6 triệu đồng.
Ngoài ra, trên xe còn có Đường kính trắng (white sugar) loại 50kg/bao, NSX 09/01/2023, HSD 02 năm, sản xuất tại công ty cổ phần mía đường Sông Con, địa chỉ thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; số lượng 7 bao (350 kg).
Đường kính trắng (white sugar) loại 50kg/bao, NSX: 03/4/2023, HSD 24 tháng kể từ ngày sản xuất; sản xuất bởi công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa, địa chỉ: xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; số lượng 5 bao (250 kg).
Thời điểm kiểm tra, lái xe Ph.Th.C xuất trình 03 hóa đơn giá trị gia tăng do Công ty TNHH đường cát Th.A.Kh xuất bán lẻ nhưng người mua không lấy hóa đơn. Tuy nhiên qua đối chiếu, lực lượng chức năng nhận thấy số hàng hóa thực tế không trùng khớp với số lượng hàng hóa ghi trên 03 hóa đơn.
Để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa, Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ tang vật theo quy định.
Cùng thời gian này, lực lượng phòng chống tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cũng đã bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển 32 bao đường cát Campuchia (1,6 tấn) qua địa bàn xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, trị giá hàng hóa khoảng 30 triệu đồng. Tang vật thu giữ còn có 1 xe tải biển kiểm soát 67C-017.99.
Qua điều tra, đối tượng khai nhận tên là Ngô Văn Trà, sinh năm 1988, thường trú tại Xuân Biên, Tịnh Biên, An Giang. Trà khai đã mua 32 bao đường (loại 50kg/bao) từ 1 phụ nữ tên Nuwowl trên địa bàn xã Vĩnh Điều về chợ Tịnh Biên bán kiếm lời.
Vụ việc đang được lực lượng chức năng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo lực lượng quản lý thị trường, việc buôn lậu đường cát đang diễn biến phức tạp, nhất là tại các tỉnh phía Nam. Các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng sơ hở của lực lượng chức năng khi tuần tra, kiểm soát, thuê một số cư dân địa phương mang, vác hàng hóa qua biên giới, sau đó nhanh chóng tập kết đưa lên xe ô tô vận chuyển vào nội địa tiêu thụ. 
Tình trạng buôn lậu đường không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn làm ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách của Nhà nước, đồng thời khiến cho ngành đường nội địa bị “bóp nghẹt” bởi đường nhập lậu phá giá, làm cho đường sản xuất trong nước không tiêu thụ được.
Để ngăn chặn đường nhập lậu, Tổng cục QLTT đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Nam tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên các lĩnh vực quản lý. Đặc biệt công tác chống buôn bán vận chuyển mặt hàng đường cát nhập lậu nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh chân chính và quyền lợi người tiêu dùng.

Còn lại: 1000 ký tự
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.

(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3