(CHG) Thị trường thương mại Thái Lan có nhiều lợi thế, khi kim ngạch 2 chiều đạt 21,56 tỉ USD; kim ngạch xuất và nhập khẩu lần lượt đạt 7,47 tỉ USD và 14,09 tỉ USD.
Đối tác thương mại nổi trội
Thái Lan vẫn duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thái Lan trong ASEAN và lớn thứ 6 trên thế giới sau Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU và Malaysia.
Về đầu tư, trong năm 2022, Thái Lan có 37 dự án cấp mới. Nếu tính luỹ kế, Thái Lan hiện có 677 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 13,09 tỉ USD. Thái Lan xếp vị trí thứ 09 các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và xếp vị trí thứ 03 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia.
Hàng hoá Việt Nam tại thị trường Thái Lan
Trong các cuộc gặp gần đây, Lãnh đạo 02 nước đã nhất trí đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỉ USD vào năm 2025 thông qua chiến lược "Ba Kết nối" gồm kết nối chuỗi cung ứng; kết nối các ngành kinh tế cơ sở, đặc biệt là kết nối giữa các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, các doanh nghiệp của địa phương; và cuối cùng là kết nối các chiến lược tăng trưởng bền vững của hai nước là chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam và mô hình kinh tế sinh học - tuần hoàn - xanh (BCG) của Thái Lan.
Theo ông Chu Đức Dũng, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khỏn Kèn, Vương quốc Thái Lan cho hay, có thể thấy tiềm năng vùng Đông Bắc Thái Lan là rất lớn, tuy nhiên thực tế hợp tác phát triển giữa miền Trung Việt Nam, miền Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan về thương mại, đầu tư, du lịch chưa tương xứng. Chúng ta cùng đưa ra những giải pháp tháo gỡ với mục tiêu là làm sao thuận tiện nhất trong việc giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tìm đối tác xúc tiến đầu tư, thương mại của các doanh nghiệp Bắc Trung bộ Việt Nam với các tỉnh đông bắc Thái Lan.
Ông Hồ Văn Lâm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái - Việt Nam cho biết, Thái Lan là một trong những đối tác có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn với tổng giá trị trao đổi thương mại luôn nằm trong số 10 quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam. Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp Thái lan và các doanh nghiệp kiều bào đã đưa nhiều mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Thái Lan dưới dạng chính ngạch và tiểu ngạch để giới thiệu đến người tiêu dung Việt Nam. Không chỉ hàng hóa nông sản, các sản phẩm như thuỷ sản, rau quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, nhiều mặt hàng như trái cây tươi của Việt Nam cũng đang được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Miền Đông bắc Thái Lan.
Cơ hội cho hàng Việt thâm nhập thị trường Thái
Theo ông Chu Đức Dũng, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khỏn Kèn, Vương quốc Thái Lan, Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu vào Thái Lan rất lớn khi cộng đồng Việt Kiều đông đảo đang sinh sống tại đất nước này. Trong số họ, nhiều người sở hữu các siêu thị, cửa hàng phân phối và cung cấp hàng hóa, đây là điều kiện thuận lợi để tiếp thị hình ảnh nông sản Việt với người Thái.
"Có khoảng 100.000 Việt Kiều sinh sống ở đây. Trong số họ, nhiều người sở hữu các siêu thị, cửa hàng phân phối và cung cấp hàng hóa, đây là điều kiện thuận lợi để giới thiệu hàng hóa Việt đến đất nước Thái"- ông Dũng cho hay.
Ông Hồ Văn Lâm thông tin , tiềm năng, cơ hội kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của 6 tỉnh Bắc trung bộ của Việt Nam vào các tỉnh của Miền Đông bắc Thái Lan là rất lớn. Ngoài việc thuận lợi về vị trí địa lí để các doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển hàng hóa qua Lào đến Miền Đông Bắc Thái Lan. Đây còn là Khu vực mà cộng đồng người Việt Nam tập trung đông đảo nhất ở Thái-lan, với hơn 100 nghìn người. Đây có thể coi là một lực lượng ủng hộ tự nhiên và mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường địa phương. Các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể nhận được sự trợ giúp đáng kể từ cộng đồng gần một nghìn doanh nghiệp Việt kiều. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp làm ăn phát đạt, được chính quyền và cộng đồng sở tại đánh giá cao.
"Để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm vào giới thiệu tại thị trường Thái Lan. Hiện nay, Hiệp hội đã thành lập Trung tâm Triển lãm hàng Việt Nam tại Tổ hợp thương mại VT-Namnueng Udon Thani, nhằm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, phát triển các kênh phân phối hàng Việt tại Thái Lan, giới thiệu hàng hóa Việt Nam tới người tiêu dung Thái Lan và bà con kiều bào nhằm tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"- ông Lâm cho biết thêm.
Nguồn: Báo Công Thương
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết