Vì sao Singapore hút gần 50% tổng vốn đầu tư vào thị trường Fintech tại ASEAN?


 Lượng vốn đầu tư vào thị trường công nghệ tài chính (Fintech) tại khu vực ASEAN đã tăng kỷ lục trong thời gian gần đây nhưng tỷ trọng đầu tư vào thị trường Fintech của Việt Nam lại giảm, trong khi đó Singapore lại hút gần 50% tổng lượng vốn đầu tư này.
Thị trường Fintech Singapore
Singapore hiện chiếm gần 50% tổng lượng vốn đầu tư vào thị trường Fintech của khu vực ASEAN.

Theo báo cáo Fintech ASEAN 2022 cho thấy, việc đại dịch kéo dài trong năm 2022 cùng với việc tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ tài chính (Fintech) như ví điện tử, nền tảng đầu tư trực tuyến… đã giúp tổng lượng vốn đầu tư vào thị trường Fintech tại khu vực ASEAN tăng cao kỷ lục.

Tuy nhiên, mặc dù tổng khối lượng đầu tư tăng vọt, nhưng tỷ trọng đầu tư vào thị trường Fintech của Việt Nam lại giảm từ 12% (năm 2021) xuống còn 5% (năm 2022) trên tổng quy mô đầu tư vào thị trường này của khu vực. Trong khi đó, riêng Singapore chiếm gần 50% của cả khu vực ASEAN.

Vừa qua, tại buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính về tình hình hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã báo cáo các vướng mắc của cộng đồng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đang gặp phải tại Việt Nam, và đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, kiến nghị Chính phủ sớm thông qua cơ chế Sandbox (khung thể chế thử nghiệm) và tham khảo bài học thành công của Singapore.

Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển thị trường Fintech của Singapore, ông Nguyễn Kim Hùng cho biết Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) đã ban hành các gói hỗ trợ lớn cho các công ty Fintech bao gồm các khoản đầu tư lên tới 225 triệu đô la Singapore (khoảng 158 triệu đô la Mỹ) vào cuối năm 2020 cũng như thiết lập một cổng nền tảng số duy nhất, một trung tâm đổi mới công nghệ tài chính (hub) để phục vụ công ty Fintech sử dụng cho mục đích văn phòng, thử nghiệm và hợp tác.

Đồng thời, theo quan điểm của Singapore, các công ty Fintech ra đời là sự cộng sinh với các ngân hàng và các công ty tài chính, không phải để cạnh tranh với ngân hàng. Từ đó, các công ty Fintech giúp tăng hiệu quả vay vốn và trách nhiệm của người đi vay đối với các dịch vụ tài chính cốt lõi.

Ngoài ra, sau khi được Viện chuyên gia Thuế của Singapore xem xét, các công ty Fintech có thể được hưởng mức thuế ưu đãi dựa trên các gói ưu đãi hỗ trợ được cung cấp bởi MAS.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cho biết, để điều tiết và thử nghiệm các ứng dụng công nghệ tài chính mới trước khi ra thị trường, MAS đã ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát “sandbox”. Thông qua cơ chế này, các công ty Fintech triển vọng có thể thiết lập cửa hàng trong phạm vi hoạt động cụ thể và thử nghiệm những sản phẩm và dịch vụ tài chính hoàn toàn mới của mình trong môi trường sản xuất, không gian và thời gian được xác định rõ. Cơ chế Sandbox được đưa ra bao gồm các biện pháp bảo vệ thích hợp để hạn chế và khắc phục hậu quả trong trường hợp thử nghiệm thất bại.

Đặc biệt, tùy vào tính chất của thử nghiệm Fintech, MAS sẽ nới lỏng các yêu cầu pháp lý và quy định cụ thể.

Vì thế, ngày càng nhiều công ty Fintech tìm đến Singapore khởi nghiệp và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh như một xu thế tất yếu, ông Nguyễn Kim Hùng chia sẻ.

Thực tế cho thấy, trong vài năm qua, hơn 30 cơ sở thí điểm và trung tâm nghiên cứu đổi mới Fintech đa quốc gia đã được thành lập tại Singapore, trong khi hơn 400 công ty khởi nghiệp Fintech mới đã thành lập văn phòng giao dịch tại quốc gia này. Từ năm 2017, tại Singapore, đã có nhiều công ty đạt yêu cầu Sandbox.

Xem thêm bài viết: "Thách thức và cơ hội trong thị trường Fintech" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Tại Việt Nam, ngày 03/6/2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chiếm 30% GDP vào năm 2030.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về quá trình chuyển đổi số quốc gia, ông Nguyễn Kim Hùng chia sẻ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa về đổi mới, sáng tạo đã có nhiều quyết tâm và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế số. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhiều cản trở đẫn đến việc triển khai ý tưởng, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.

Chính vì vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và kinh tế số (VIDEM) đề xuất Chính phủ sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ chế Sandbox nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các công ty Fintech cần được coi là cộng sinh với các ngân hàng, không phải để cạnh tranh với các ngân hàng, giúp tăng cường hiệu quả vốn vay và và trách nhiệm của người đi vay đối với các dịch vụ tài chính cốt lõi.

Hiện Nghị định về Quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng đã có dự thảo lần 2. Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và nhỏ kỳ vọng, nếu cơ chế sandbox được thông qua, trong cộng đồng doanh nghiệp có thể tự tài trợ, kết nối vốn với nhau, hoặc là chia sẻ nguồn lực hợp pháp.

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3