Thu hút doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường năm 2023-2024


(CHG) Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh vừa có thông báo đến các doanh nghiệp để đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường năm 2023 - 2024. Chương trình diễn ra trong thời gian từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/3/2024.
Sản phẩm của doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường
Chương trình được triển khai với các mặt hàng thiết yếu gồm: Gạo, lương thực khô, đường ăn, dầu ăn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản (chế biến, tươi sống), gia vị (nước mắm, nước tương, bột nêm, tương ớt...), sữa (sữa tươi, sữa bột, sản phẩm từ sữa…); các mặt hàng phục vụ học tập như tập vở, cặp, ba lô, túi xách học sinh, giày dép học sinh, đồng phục học sinh, dụng cụ học tâp...
Đối với doanh nghiệp tham gia cung ứng hàng hóa, yêu cầu doanh nghiệp phải có ngành nghề, chức năng sản xuất, kinh doanh các nhóm mặt hàng thực hiện bình ổn thị trường... Với doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa, yêu cầu doanh nghiệp phải có ngành nghề, chức năng phân phối, bán lẻ.
Ngoài ra, doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường chủ động nguồn hàng, cung ứng sản lượng đủ, vượt số lượng đã đăng ký, đảm bảo hàng hóa đạt chất lượng, an toàn thực phẩm và bán đúng giá đăng ký đã được Sở Tài chính công bố.
Hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 10.983 điểm bán hành bình ổn thị trường, gồm: 4.209 điểm bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; 881 điểm bán các mặt hàng dược phẩm. Năm 2022, doanh thu của chương trình đạt 22.355 tỷ đồng.
Ngoài triển khai trên địa bàn T.P Hồ Chí Minh, Chương trình bình ổn thị trường năm 2023 - 2024 cũng sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành Đông - Tây Nam Bộ triển khai thực hiện chương trình tại các địa phương.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3