Thủy sản xuất khẩu tồn kho vì vướng chứng thư


(CHG) Hàng trăm container thủy sản của doanh nghiệp tồn kho không thể XK được do vướng các quy định trong việc cấp chứng thư (H/C) kèm lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến XK vào EU.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu về XK thủy sản sang thị trường EU, thời gian qua, VASEP đã nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp thủy sản về các vướng mắc của trong việc tuân thủ công văn 629/CCPT-ATTP ngày 17/8/2023 của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường (NAFIQPM)- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Doanh nghiệp thủy sản phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: T.H
 
Theo đó, trong công văn 629, NAFIQPM đưa ra các yêu cầu mới về các nội dung chứng nhận trong chứng thư (H/C) kèm lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến XK vào EU.
Theo các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để chế biến XK vào EU, các yêu cầu theo công văn 629 chưa phù hợp với nhiều dòng hàng tốt của thông lệ quốc tế, chưa khả thi nên đã hạn chế nhiều dòng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam và khiến hoạt động chế biến XK sang EU của các doanh nghiệp đang bị ách tắc.
Tính đến nay các doanh nghiệp trong nhóm này đang bị tồn kho hàng trăm container hàng không thể XK được do không được các Trung tâm vùng của NAFIQPM giải quyết cấp H/C xuất khẩu vì các lô nguyên liệu nhập khẩu không đáp ứng đúng quy định của công văn 629 nêu trên.
Trong số các container bị ách lại không thể XK có cả các lô nguyên liệu đã nhập khẩu hoàn thành trước ngày 17/8/2023 (ngày công văn 629 ban hành) và các lô nguyên liệu đang XK dở dang. Như vậy, công văn 629 đang có hiệu lực điều chỉnh quyết định về yêu cầu, hồ sơ, thủ tục trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dù văn bản này hoàn toàn không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Các doanh nghiệp cho rằng, trên thực tế rất ít quốc gia đã phản hồi chấp nhận đồng ý cấp H/C cho lô hàng thủy sản XK vào Việt Nam theo đúng như yêu cầu của công văn 629 – ngoại trừ điều kiện là nguyên liệu phải được nhập khẩu vào quốc gia đó bởi một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, sau đó XK lại cho doanh nghiệp Việt Nam.
Do đó, nguyên liệu đủ điều kiện để chế biến hàng XK đi EU đang cạn kiệt. Trong khi đó, một lượng lớn nguyên liệu đã và đang nhập khẩu về Việt Nam từ trước khi công văn 629 được ban hành và hiện tại sản phẩm chế biến từ các lô nguyên liệu này hiện không thể XK đi EU, do doanh nghiệp không thể có HC đáp ứng đúng yêu cầu của công văn 629.
Các lô nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ, thời gian tàu đi nhiều khi đến 40-50 ngày. Khi công văn 629 được ban hành, số lượng nguyên liệu nhập khẩu này đang trên đường về và cũng không thể có chứng nhận theo qui định mới được. Trong khi đó, các nước khác không có các quy định nghiêm ngặt về H/C như Việt Nam nên nguồn nguyên liệu nhập khẩu sẽ đổ dồn về các nước này và khiến Việt Nam càng khó khăn hơn trong vấn đề tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ XK. Điều này sẽ dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp mất nguồn hàng, mất đơn hàng, mất khách hàng và kim ngạch XK hải sản của Việt Nam sang EU sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian tới.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, VASEP kiến nghị, NAFIQPM rà soát, sửa đổi Công văn 629 để có các yêu cầu tối thiểu đáp ứng việc mục tiêu quản lý hàng vào EU mà không làm hạn chế nhiều dòng hàng tốt từ nước ngoài đáp ứng yêu cầu của Ủy ban châu Âu, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu và không làm mất đi thị phần của thủy sản Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh đang hết sức khó khăn và trên cơ sở rà soát, sửa đổi như kiến nghị nêu trên, VASEP đề nghị NAFIQPM xem xét giải quyết thủ tục XK cho các lô hàng đang chưa được cấp H/C xuất khẩu đang tồn trong 2 tháng qua mà doanh nghiệp đã hoàn thiện xong các chứng từ XK trừ H/C của lô nguyên liệu chưa đầy đủ như Công văn 629.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tạm giữ hơn 1,4 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 13/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Bình Thuận cho biết, vừa phối hợp với một số đơn vị chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh, phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Xem chi tiết
Hai đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận bị xử phạt 60 triệu đồng

(CHG) Ngày 13/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang tiếp tục điều tra vụ việc kinh doanh hàng cấm là phân bón chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3