Sản phẩm từ mật hoa dừa, cà phê, quế hồi Việt Nam được quan tâm tại Đức
Theo Thương vụ Việt Nam tại Đức, Hội chợ thương mại hàng đầu thế giới về thực phẩm hữu cơ - Biofach 2023 đã diễn ra tại Nürnberg (Đức) từ ngày 14-17/2/2022. Hội chợ thu hút hơn 2.000 gian hàng đến từ gần 100 quốc gia với các sản phẩm hữu cơ thuộc nhiều ngành hàng khác nhau như thực phẩm, đồ uống, dược phẩm…
Trong khuôn khổ Biofach 2023, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã cùng với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức đã tổ chức chương trình giao thương, kết nối doanh nghiệp với chủ đề Hữu cơ Việt Nam, thu hút nhiều sự quan tâm của các đối tác Đức và quốc tế.
Được biết, đây là lần thứ 6 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Biofach với 10 gian hàng trưng bày đa dạng sản phẩm như cà phê, tiêu, điều, quế hồi, bún phở hữu cơ, cơm dừa, tỏi ớt tương, dầu dừa… Đặc biệt, sản phẩm 100% tự nhiên từ mật hoa dừa của Công ty Sok Farm được nhiều khách hàng quan tâm.
Tìm kiếm cơ hội cho nông sản hữu cơ Việt Nam tại thị trường Đức
Tại Biofach 2023, nhiều sản phẩm Việt Nam hiện đạt được các chứng nhận quốc tế như: JAS Control Union Certificattions, Bio Trade, USDA Organic, For Life, Global Gap... Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội kết nối với các nhà thương mại, đối tác mua hàng tại Đức và các nước khác như Tây Ban Nha, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan...
Theo bà Đỗ Việt Hà - đại diện Thương vụ Việt Nam tại Đức cho biết, Đức là thị trường hữu cơ lớn thứ hai trên thế giới. Doanh thu thực phẩm hữu cơ ở Đức đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, từ 6,64 tỷ euro năm 2011 lên gần 15,9 tỷ euro vào năm 2021.
Bà Đỗ Việt Hà thông tin, tại quốc gia này, 50% các sản phẩm hữu cơ được bán trong các siêu thị bán lẻ như Edeka, Aldi, Rewe, Lild, Netto,…; 32% được bán tại các siêu thị chuyên về sản phẩm hữu cơ như Organic Grocery Store, Bio Company, Alnatura, Denn’s Bio Mark, Basic Bio, LPG Bio Markt,… và 18% được tiêu thụ thông qua các kênh bán lẻ khác.
Đồng thời, Thương vụ Việt Nam tại Đức cũng cho biết, trong năm qua, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ tại Đức nói riêng và châu Âu có giảm so với các năm trước do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhưng đây chỉ là tình hình tạm thời vì xu hướng tiêu dùng sản phẩm hữu cơ đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Bên cạnh đó, với lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tiềm năng và cơ hội cho nông sản hữu cơ Việt Nam là rất lớn.
Tận dụng tối đa các cơ hội
Ông Lê Quang Long - Tổng Lãnh sự, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt đánh giá cao sự năng động của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển các sản phẩm hữu cơ, tăng năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng.
Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các cơ hội mang lại, nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng, các quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu, các yêu cầu về chứng nhận tiêu dùng hữu cơ quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm hữu cơ Việt Nam.
Sản phẩm hữu cơ Việt Nam được giới thiệu tại Đức
Bên cạnh đó, ông Trần Ngọc Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) cho biết, sau 3 năm thực hiện Đề án Nông nghiệp hữu cơ, đến nay sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt trên 335 triệu USD/năm và đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu là thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết thêm, đây là lần thứ 6 liên tiếp, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Biofach với 10 gian hàng trưng bày sản phẩm hữu cơ. Hội chợ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi cơ hội kinh doanh, tìm kiếm đối tác, tiếp cận, xâm nhập vào thị trường thực phẩm hữu cơ thế giới.
Các sản phẩm Việt Nam trưng bày tại Hội chợ Biofach năm nay khá đa dạng như tiêu, điều, quế hồi, cà phê, cơm dừa, bún phở hữu cơ, tỏi ớt tương, dầu dừa… Đặc biệt sản phẩm 100% tự nhiên từ mật hoa dừa của Công ty Sok Farm được nhiều khách hàng quan tâm. Nhiều sản phẩm Việt Nam đạt được các chứng nhận quốc tế như: JAS Control Union Certificattions, Bio Trade, USDA Organic, For Life, Global Gap...
Tại phiên kết nối B2B diễn ra rất hiệu quả với sự tham dự của các traders, buyers không chỉ của Đức mà từ các nước khác như Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Tây Ban Nha... hứa hẹn nhiều cơ hội cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam.
Trong năm qua, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ tại Đức nói riêng và châu Âu nói chung có giảm so với các năm trước do tình hình lạm phát, giá năng lượng tăng vọt, hậu quả của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giảm mua các sản phẩm hữu cơ có giá cao hơn các sản phẩm thông thường. Tuy nhiên, đây chỉ là tình hình tạm thời, việc phát triển sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
Hiện nay, Chính phủ Đức rất quan tâm, chú trọng đến việc phát triển canh tác nông nghiệp hữu cơ. Để đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu của Thỏa thuận Paris, Đức muốn hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp nên canh tác hữu cơ là trọng tâm phát triển của nông nghiệp Đức. Chính phủ Đức đưa ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích canh tác hữu cơ sẽ chiếm 30% tổng diện tích đất nông nghiệp.
Nguồn: https://congthuong.vn/tim-kiem-co-hoi-cho-nong-san-huu-co-viet-nam-tai-thi-truong-duc-242560.html
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết