Bài 2: Nâng tầm giá trị nông sản Việt hội nhập quốc tế


(CHG) Với Quyết định số 1034 được phê duyệt đã hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Và Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc đã thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
 Ảnh minh hoạ.
Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1034 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Đây là việc làm nhằm kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, hỗ trợ hộ sản xuất đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử; thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian.
Quyết định 1034 khi thực hiện tại tỉnh Hậu Giang đã nỗ lực đồng hành cùng bà con nông dân trong chuyển đổi số, thúc đẩy đầu ra mạnh mẽ cho sản phẩm nông sản tại địa phương. Trong năm 2022, UBND tỉnh Hậu Giang triển khai Kế hoạch 211 về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.
Thông qua các sàn thương mại điện tử và nền tảng số, các thông tin hữu ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp sẽ được cung cấp, như thông tin thị trường nông sản; dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân bón... Đồng thời, lựa chọn đưa lên sàn thương mại điện tử các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào, các công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp thương hiệu uy tín để giới thiệu, cung cấp cho các hộ sản xuất nông nghiệp.

Do đó, trên các sàn thương mại điện tử Voso và Postmart, các sản phẩm như gạo sạch-ST25, mứt khóm, đông trùng hạ thảo tươi lion, đặc sản cá lòng tong 1 nắng, trà khổ qua túi lọc, bưởi da xanh, chanh chanh hạt… đã có mặt và được người tiêu dùng ưa thích, lựa chọn.

Ông Mai Quốc Toản, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ - Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hậu Giang cho biết: Thực hiện Kế hoạch 211 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại tử giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã lập danh sách chọn lọc trong 194 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có khả năng tham gia sàn thương mại điện tử. Bước đầu, chọn được 25 hợp tác xã trên địa bàn gửi về Sở thông tin và truyền thông tổng hợp. Sau đó, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã tổ chức tập huấn cho các hợp tác xã được chọn, giới thiệu sản phẩm đặc trưng đến người dân và doanh nghiệp. Từ đó, các hợp tác xã dần nâng cao nhận thức vai trò của các sàn thương mại điện tử trong việc kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính từ tháng 7/2021 đến ngày 14/8/2022, Hậu Giang có 80.655 số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Có tổng số 1.050 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử Voso và Postmart. Trong đó, có 105 sản phẩm OCOP và 945 sản phẩm nông sản. Tổng giá trị giao dịch trên 2,2 tỷ đồng.
Như vậy, sàn thương mại điện tử không chỉ là kênh tiêu thụ sản phẩm an toàn, mà còn giúp xây dựng thương hiệu nông sản cho các hợp tác xã, doanh nghiệp. Để phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, hộ sản xuất, kinh doanh cần được trang bị thêm các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng số để nông dân sớm làm chủ được hình thức bán hàng mới trên các sàn giao dịch điện tử. Đặc biệt là trang bị cách thức xây dựng quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận và thao tác thuần thục trên sàn thương mại điện tử cho các hợp tác xã, người nông dân. Từ đây, góp phần thúc đẩy đổi mới phương thức mua bán một cách hiệu quả hơn.


Tem truy xuất nguồn gốc sẽ tạo cơ hội cho nông sản Việt xuất khẩu. Ảnh: TTXVN.

Truy xuất nguồn gốc nâng tầm nông sản Việt
Hoạt động truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên cần thiết và là tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu. Việc minh bạch hóa nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại xuyên biên giới… Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc còn giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế thương hiệu.

Ông Bùi Bá Chính, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia có sự tham gia của tất cả các bên trong chuỗi cung ứng, như: Nhà sản xuất, đơn vị đóng gói, đơn vị vận chuyển, đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ, đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc và cơ quan quản lý nhà nước… hướng tới mục tiêu: Thu thập, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, từ đó bảo đảm sự kết nối giữa hệ thống truy xuất của các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Cổng thông tin cũng hướng tới việc kết nối quốc tế để hỗ trợ việc xuất, nhập khẩu sản phẩm hàng hóa, thông quan và vượt qua các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại xuyên biên giới. 

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhấn mạnh: Truy xuất nguồn gốc là công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại xuyên biên giới. Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc trong quản lý an toàn và chất lượng, thuộc Chương trình Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực tại các nước Tiểu vùng Mekong của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam đang triển khai dự án mô hình thí điểm truy xuất nguồn gốc xuyên biên giới cho nông sản đạt chứng nhận GAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) tại Việt Nam – Thái Lan – Trung Quốc.

Thời gian qua, Hội nông dân các cấp tỉnh Ninh Bình đã hỗ trợ kịp thời để giúp người sản xuất nông nghiệp tiếp cận nhiều hơn với khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0. Riêng trong năm 2022, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã phối hợp cùng với các sở, ngành có liên quan hỗ trợ các hộ sản xuất trên địa bàn áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng mã số, cấp tem truy xuất nguồn gốc cho hàng trăm sản phẩm nông sản an toàn như: mật ong rừng Cúc Phương, thịt dê Hải An, rau an toàn Yên Sơn, rau mầm Phượng Minh, rau Khánh Thành, rau an toàn Mai Sơn…

Ông Đinh Hồng Thái, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đánh giá, việc xây dựng tem nhãn mác sẽ góp phần đưa nông sản của nông dân vào các hệ thống cửa hàng sạch, siêu thị. Qua đó, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh,  đồng thời là hàng rào bảo vệ uy tín sản phẩm cho hội viên trước nạn hàng giả, hàng nhái.
Đặc biệt là phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh hỗ trợ áp dụng công nghệ truy xuất cho sản phẩm nông nghiệp, đưa các sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử để tạo sân chơi chung, cạnh tranh lành mạnh và minh bạch. Từ đó, giúp người tiêu dùng có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm khi sử dụng.
Trước thực tế về đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch và hướng tới triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc, Bộ Công thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các địa phương vùng trồng và sản xuất nông, thủy sản và rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm.
Đồng thời, tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động truy xuất nguồn gốc để bảo đảm quy trình sản xuất an toàn theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 từ khâu trồng, thu mua, bao gói, phân loại tới khâu vận chuyển để xuất khẩu. Ngoài ra, điều tiết sản xuất các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là nhóm hàng trái cây để có định hướng sản lượng thu hoạch trong bối cảnh còn diễn biến phức tạp, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm qua biên giới.

Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3