TP HCM: Nhiều công ty, cửa hàng vi phạm an toàn thực phẩm bị xử phạt


(CHG) Mới đây, Thanh tra Ban An toàn thực phẩm TP. HCM đã xử phạt nhiều công ty, cửa hàng vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

 

Ảnh minh họa

Theo đó, lỗi mà công ty, cửa hàng vi phạm nhiều nhất là: Kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc đã hết hiệu lực; tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho bảo quản bị thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc; nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập...

Công ty Cổ phần Bibica (địa chỉ vi phạm quận Tân Bình) bị phạt 90 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động kinh doanh trong 2 tháng đối với các sản phẩm: Bánh quy sữa Quasure light, sản phẩm bánh bông lan kem Quasure ligh, sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng hương sữa Quasure ligh.

Tại TP. Thủ Đức, nhiều nhà hàng, quán ăn bị xử phạt mức giá 25 triệu đồng/đơn vị như: Công ty TNHH Ẩm thực sạch Ba Miền, Công ty TNHH Cảnh quan những ngón tay xanh, Công ty TNHH So Hee. Công ty TNHH Greenie Scoop. Bị phạt trên 26,6 triệu đồng là Công ty TNHH Nhà hàng MrBaoCuisine.

Riêng Công ty TNHH Thương mại An Cát (TP. Thủ Đức) bị phạt 35 triệu đồng và bị buộc phải thu hồi thực phẩm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm theo quy định.

Ngoài ra, tại các chợ đầu mối TP. HCM, Ban An toàn thực phẩm cũng đã xử phạt nhiều cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm như kinh doanh thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc,các sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh thú y...

Ban An toàn thực phẩm thành phố cũng khuyến cáo người dân mua - bán thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo cho sức khỏe của mình cũng như cộng đồng.

Còn lại: 1000 ký tự
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.

(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3