(CHG) Trong 7 tháng đầu năm nay, nước ta đã chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô và đậu tương để làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi.
Theo đó, khối lượng ngô nhập khẩu tháng 7/2022 đạt 500.000 tấn với trị giá đạt 191,7 triệu USD. Tổng khối lượng và trị giá nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm nay đạt 5,1 triệu tấn và 1,8 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng đã giảm 21,9% nhưng giá lại bằng.
Đậu tương là một nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi |
Tương tự, khối lượng đậu tương nhập khẩu tương đương với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá lại tăng 22,8%. Số liệu thống kê cho thấy, tháng 7/2022, khối lượng đậu tương nhập khẩu ước đạt 250.000 tấn với trị giá đạt 189,4 triệu USD, đưa tổng khối lượng và trị giá nhập khẩu đậu tương 7 tháng đầu năm đạt 1,3 triệu tấn và 893,6 triệu USD.
Brazil, Mỹ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 chiếm tới 99,2% thị phần.
Về nguyên nhân Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ngoài, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năng suất trồng ngô, đậu tương của Việt Nam thấp, giá thành sản xuất cao, lợi nhuận kém hấp dẫn so với các cây trồng khác.
Năng suất ngô của Việt Nam chỉ đạt 4,8 tấn/ha, trong khi các nước sử dụng nguồn giống chuyển gen, năng suất tới 9 tấn/ha. Đậu tương của Mỹ 1 cây có tới 132 quả nhưng của Việt Nam chỉ được chưa đến 70 quả.
Việt Nam đang nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương biến đổi gen. Nếu thúc đẩy đưa vào trồng các giống cây trồng biến đổi gen trong nước thì đây cũng là một hướng khắc phục chuyện phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ngoài.
Ông Phùng Đức Tiến cũng chia sẻ thông tin về vấn đề này: Bộ NN&PTNT đã có thông tư về cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học. Chiếu theo thông tư này, ngô biến đổi gen hoàn toàn được phép canh tác. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT và các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để chủ động một phần.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết