Việt Nam xuất siêu sang UAE 3 tỷ USD


(CHG) Các nhóm mặt hàng thế mạnh của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh như thủy sản, rau quả, tiêu, điều, gạo, da giày, may mặc, máy móc, thiết bị… đã được xuất sang UAE.

Thủy sản là một mặt hàng thế mạnh xuất sang UAE 

Theo Thương vụ Việt Nam tại các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và khối này trong 8 tháng qua ước đạt 3,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu 3 tỷ USD.

Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại UAE cũng khuyến cáo, UAE là thị trường mở nên có nhiều đối thủ cạnh tranh nên các nhà nhập khẩu luôn ép giá đối với các nhà xuất khẩu để có được mức giá thấp nhất. Do đó các doanh nghiệp Việt nam cần lưu ý khi thương thảo hợp đồng.

Bên cạnh đó, đây là nước Hồi giáo, do đó các sản phẩm thực phẩm, đồ uống và nhiều sản phẩm khác cần có chứng nhận Halal... Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng những chiến lược phù hợp cho sản phẩm của mình.

Trước khi tiến hành hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp cần xác minh rõ đối tác, áp dụng các phương thức thanh toán an toàn. 

Đồng thời các doanh nghiệp cần tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư có quy mô, có sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm tăng cường quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam.

Trong thời gian tới, cần tăng cường kết nối với cơ quan, doanh nghiệp đối tác của UAE, mở mới hoặc hợp tác khai thác các tuyến vận tải hàng hóa trực tiếp giữa Việt Nam và Dubai. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa trong bối cảnh cước vận tải hàng hóa quốc tế tăng cao như hiện nay.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3