Xử phạt doanh nghiệp vi phạm điều kiện kinh doanh


(CHG) Một công ty kinh doanh thực phẩm địa chỉ tại TP. Pleiku đã bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai xử phạt hành chính số tiền 40 triệu đồng vì có hành vi không viết hoặc gắn tên địa điểm kinh doanh tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh xảy ra vi phạm.

Ngày 5/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính một công ty kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương có địa chỉ tại TP. Pleiku.
Trước đó, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp tổ chức thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã phát hiện công ty này có địa điểm kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, tại địa điểm kinh doanh, công ty đã không viết hoặc gắn tên địa điểm kinh doanh tại trụ sở địa điểm kinh doanh được quy định.
Căn cứ hồ sơ vi phạm, Đoàn kiểm tra đã đề xuất Cục trưởng ban hành quyết định xử phạt công ty nói trên số tiền 40 triệu đồng và buộc công ty này viết hoặc gắn tên địa điểm kinh doanh theo quy định.

Được biết, thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2023, Đội Quản lý thị trường số 3 đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại một cơ sở buôn bán vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang kinh doanh 50 bao phân bón trung lượng, loại 50kg/bao với tổng trọng lượng 2,5 tấn nhưng không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm 8,5 triệu đồng.
Ngoài ra, chủ cơ sở cũng không xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.
Với hai hành vi vi phạm trên, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh số tiền hơn 10 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái chế 50 bao phân bón trung lượng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ sở nhận được quyết định xử phạt.
Tương tự, ngày 15/3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã xử phạt một hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn TP. Mỹ Tho vì kinh doanh phân bón có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Tại khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp như sau:
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Tại Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ –CP quy định, hành vi không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh sẽ bị xử phạt từ 30 - 50 triệu đồng. Đồng thời, buộc gắn tên theo quy định.

Còn lại: 1000 ký tự
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.

(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3