Bản tin thị trường Nông - Lâm - Thủy sản số ra mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, 11 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,87 triệu tấn, trị giá 2,51 tỷ USD, tăng 0,01% về lượng, nhưng giảm 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân cao su đạt 1.344 USD/tấn, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý, trong 11 tháng qua, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR 10, SVR 3L, SVR CV60, RSS3, SVR 20... Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 67,54% về lượng và chiếm 68,87% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp nhiều nhất, chiếm tới 99,79% về lượng và chiếm 99,65% về trị giá trong tổng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu cao su khó đạt được mục tiêu 3,5 tỷ USD như kế hoạch đặt ra mà sẽ chỉ dừng ở mức 3 tỷ USD. Ảnh minh họa |
Dù vậy, theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 11 tháng năm 2023, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu vẫn sụt giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, trong đó, xuất khẩu một số chủng loại vẫn tăng trưởng tốt về lượng so với cùng kỳ năm 2022, như: SVR CV60, cao su tái sinh, RSS1, RSS4, SVR CV40...
Thông tin về giá cao su xuất khẩu, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, trong 11 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022, trong đó giảm mạnh nhất là Skim block giảm 24,7%; cao su hỗn hợp (HS: 4005) giảm 24,6%; RSS3 giảm 18,8%; Latex giảm 17,8%; SVR 10 giảm 17,6%; SVR CV50 giảm 16,3%; RSS1 giảm 15,6%...
Tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su sang các thị trường phần lớn vẫn sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, nhất là các thị trường lớn như: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đức, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Nga, Indonesia, Tây Ban Nha… Ngược lại, xuất khẩu cao su sang một số thị trường vẫn tăng trưởng tốt về lượng so với cùng kỳ năm 2022 như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hà Lan, Singapore, Cộng hoà Séc...
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, 10 tháng năm 2023, Hoa Kỳ nhập khẩu 1,43 triệu tấn cao su ở các mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005 với trị giá 2,93 tỷ USD, giảm 17,7% về lượng và giảm 27,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, Indonesia, Thái Lan, Canada, Hàn Quốc và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Hoa Kỳ trong 10 tháng năm 2023. Trừ Canada, lượng cao su nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cũng cho biết, trong 10 tháng năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ với 20,37 nghìn tấn, trị giá 28,99 triệu USD, giảm 29,4% về lượng và giảm 43,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ chiếm 1,42%, giảm so với mức 1,66% của 10 tháng năm 2022.
“Trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hoa Kỳ chịu cạnh tranh từ nhiều thị trường, đặc biệt là từ Indonesia (chiếm 25,13% tổng lượng nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ) và Thái Lan (chiếm 14,28% tổng lượng nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ)” - Cục Xuất nhập khẩu thông tin.
Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 10 tháng năm 2023, nhập khẩu cao su tự nhiên của Hoa Kỳ chiếm 50,66%; cao su tổng hợp chiếm 32,37% trong tổng lượng cao su nhập khẩu. Phần còn lại là cao su tái sinh và cao su hỗn hợp.
Trong 10 tháng năm 2023, Hoa Kỳ nhập khẩu 724,94 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 1,14 tỷ USD, giảm 21,2% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Indonesia, Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Liberia và Việt Nam là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Hoa Kỳ trong 10 tháng năm 2023.
“Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Hoa Kỳ, với 20,36 nghìn tấn, trị giá 28,87 triệu USD, giảm 29,3% về lượng và giảm 42,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022” - Cục Xuất nhập khẩu thông tin và cho biết, thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 2,81%, giảm so với mức 3,13% của 10 tháng năm 2022.
Trước những lợi thế và nhu cầu rõ ràng, Hiệp hội Cao su Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu cao su cần có chiến lược tăng tỷ lệ cao su chế biến hơn là cao su nguyên liệu để nâng cao giá trị xuất khẩu. Tuy vậy, dự báo kim ngạch xuất khẩu cao su khó có thể đạt được mục tiêu 3,5 tỷ USD như kế hoạch đặt ra hồi đầu năm mà sẽ chỉ dừng ở mức 3 tỷ USD.
Nguồn: Báo Công thương
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết