Xuất khẩu thực phẩm, thủy sản sang Singapore: Nắm chắc quy định để tăng trưởng bền vững


Thương vụ Việt Nam tại Singapore lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm, thủy sản sang thị trường này cần đặc biệt quan tâm đến các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Liên tiếp tái phạm

Ngày 27/12/2023, Thương vụ Việt Nam tại Sigapore cho biết, Cơ quan quản lý Thực phẩm Singapore (SFA) đã ra thông cáo báo chí thông tin về việc Công ty Viet-Sin Grocery đăng ký kinh doanh tại Singapore từ năm 2020 phải chịu mức phạt 36.000 SGD vì đã ba lần vi phạm việc vận hành kho lạnh và nhập khẩu trái phép một số sản phẩm thịt và hải sản từ Việt Nam.

Xuất khẩu thực phẩm, thủy sản sang Singapore: Nắm chắc quy định để tăng trưởng bền vững
Thương vụ Việt Nam tại Singapore lưu ý các doanh nghiệp khi xuất khẩu thực phẩm, thủy sản sang Singapore. Ảnh minh họa

Theo đó, ngày 26/4/2022, SFA đã tìm thấy khoảng 1.800 kg thịt, thực phẩm chế biến từ thịt và hải sản được bảo quản trong một kho lạnh không có giấy phép tại Gambas Crescent.

Tiếp đến, ngày 15/3/2023, SFA phát hiện thêm một kho lạnh khác đang hoạt động không có giấy phép tại Woodlands Close, lưu trữ khoảng 1240 kg thịt, thực phẩm chế biến từ thịt và hải sản.

Hay gần đây nhất, khoảng 37 kg sản phẩm thịt các loại đã bị phát hiện đang phân phối tại một cửa hàng tạp hóa ở Woodlands. Hai kho lạnh và cửa hàng tạp hóa nói trên đều do Công ty Viet-Sin điều hành.

Các sản phẩm thực phẩm phát hiện tại các kho hàng trên được xác nhận là nhập khẩu từ Việt Nam, không có giấy phép nhập khẩu hợp lệ và có nguồn gốc chưa được công nhận. Hiện tại, SFA đã thu giữ toàn bộ tang vật.

"Vụ việc này đã được thông báo trên website chính thức của SFA có kèm theo hình ảnh một số mặt hàng nhập khẩu trái phép từ Việt Nam" - Thương vụ Việt Nam tại Singapore nêu rõ.

Những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý

Trước thực trạng nêu trên, để đảm bảo xây dựng uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Singapore, Thương vụ đã đưa ra nhiều khuyến nghị, lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam.

Theo Thương vụ, hiện nay Singapore có các quy định rất chặt chẽ về quá trình sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, quy định về dán nhãn thực phẩm, các chất phụ gia thực phẩm cho phép sử dụng, các thành phần ngẫu nhiên xuất hiện trong thực phẩm, việc sử dụng các khoáng chất, dầu được hydro hóa một phần, quy định về hộp đựng thực phẩm, thực phẩm chiếu xạ...

Đặc biệt, Chính phủ Singapore có quy định đối với từng loại mặt hàng nhập khẩu. Việc nhập khẩu các sản phẩm sữa và sản phẩm sữa, động vật tươi sống, thịt, cá được đánh giá là “rủi ro cao” và được kiểm soát chặt chẽ thông qua các quy trình kiểm tra, kiểm định, cấp giấy phép của SFA.

"Hiện tại, Singapore chưa cho phép nhập khẩu trứng tươi, các loại thịt và động vật sống, hàu sống và đưa ra những yêu cầu kỹ thuật cao cho sản phẩm sữa của Việt Nam" - Thương vụ thông tin và cho biết thêm, hiện đã có bản cập nhật danh mục các quốc gia/vùng lãnh thổ được cấp phép xuất khẩu một số sản phẩm vào Singapore.

Cũng theo thông tin từ Thương vụ, trái cây tươi và rau quả nhập khẩu vào Singapore quy định không được chứa bất kỳ loại thuốc trừ sâu bị cấm, và mức độ dư lượng thuốc trừ sâu hoặc dư lượng hóa chất độc hại không vượt quá mức quy định tại Luật Kinh doanh Thực phẩm hoặc khuyến nghị của FAO/WHO.

Theo quy định của Singapore, các doanh nghiệp tại Singapore nhập khẩu thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu của SFA và phải được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền. Mỗi lô hàng phải được khai báo và kèm theo giấy phép nhập khẩu hợp lệ. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu, chế biến trái phép các sản phẩm thịt từ nguồn cung không được cấp phép hoặc tàng trữ sản phẩm thịt để bán, nhưng không có giấy phép hợp lệ sẽ bị phạt tiền (tới 100.000S$) hoặc/và ngồi tù (tới 3 năm), tùy theo mức độ vi phạm.

Singapore là thị trường có yêu cầu cao, khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm… được chính phủ Singapore quản lý chặt chẽ và phải tuân theo Luật Kinh doanh Thực phẩm (Sales of Food Act) năm 2002 được sửa đổi thay thế một số điều vào 7/12/2017, Quy định về thực phẩm (Food Regulations), Quy định về môi trường, sức khỏe cộng đồng (Environmental Public Health Food Hygiene Regulations)…

Bên cạnh những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm thực phẩm, người tiêu dùng Singapore còn rất nhạy cảm đối với các thông tin liên quan đến đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch và tính tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp.

Những trường hợp như Công ty Viet-Sin Grocery nói trên có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng Singapore đối với hàng thực phẩm Việt Nam nói chung và tạo tiếng xấu cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng Việt Nam nói riêng. "Các doanh nghiệp Việt Nam nên thường xuyên cập nhật thông tin quy định của địa bàn và lựa chọn các đối tác cho phù hợp" - Thương vụ khuyến cáo.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, Singapore đang rất cần đa dạng hóa nguồn cung các sản phẩm thực phẩm, nhất là nhóm mặt hàng sản phẩm thịt các loại. Do vậy, Thương vụ đề nghị các cơ quan chức năng trong nước quan tâm, xem xét việc đàm phán với Singapore về cung cấp các loại thịt, trứng nhằm khơi thông thương mại cho xuất nhập khẩu chính ngạch hàng thủy sản, thực phẩm Việt Nam sang thị trường Singapore.

Nguồn: Báo Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3