Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP


(CHG) Sau 5 năm triển khai CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Canada vẫn chủ yếu sử dụng MFN, chỉ có 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ hiệp định này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, xuất khẩu thủy sản tươi/đông lạnh (HS 03) và thủy sản chế biến (HS 16) của Việt Nam sang Canada ghi nhận sự sụt giảm. Nguyên do, chi phí logistics nội địa tại Canada cao khiến giá xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh so với các nước láng giềng Nam Mỹ; chính sách tỷ giá đồng CAD (đô la Canada) thấp.

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP
 
Đặc biệt, Canada đẩy mạnh chính sách hướng về khối kinh tế Nam Mỹ đang tác động rõ rệt đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong năm 2023, Canada đặc biệt đẩy mạnh nhập khẩu từ Ecuador, Argentina, Chile và Mexico. Ngoại trừ Argentina, cả Ecuador, Chile và Mexico đều có hiệp định thương mại tự do song phương với Canada.
Ngoài ra, yếu tố giá xăng dầu vận tải cao, tình trạng chậm bốc dỡ hàng tại các cảng ở Canada do thiếu nhân công, nhất là tình trạng đình công kéo dài ở cảng Vancouver từ tháng 6 đến nay cũng là những lý do khiến hàng Việt Nam có thể kém cạnh tranh hơn so với các nhà xuất khẩu Nam Mỹ.
Trong chính sách tiền tệ, Canada hiện đang cố gắng duy trì chính sách tỷ giá thấp so với đồng USD để thúc đẩy xuất khẩu. Chính sách tỷ giá này đã làm hàng Việt Nam trở nên đắt đỏ tương đối ở thị trường sở tại do giá xuất khẩu là USD, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada lo ngại điều này sẽ tác động không nhỏ đến khả năng thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường trong những tháng cuối năm.
“Thuỷ sản và thuỷ sản chế biến là nhóm mặt hàng có nguy cơ bị mất thị trường và sẽ tiếp tục giảm mạnh trong những năm tới nếu chúng ta không có chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp để đối phó với tình trạng cạnh tranh của các nước Nam Mỹ”, báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Canada nêu rõ.
Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, sau 5 năm triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản (HS 03) của Việt Nam sang địa bàn vẫn chủ yếu sử dụng MFN (cơ chế thuế tối huệ quốc), chỉ 12% kim ngạch xuất khẩu sử dụng ưu đãi từ hiệp định này.
Trước hiện trạng trên, Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng đưa ra một số khuyến nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Theo đó, để tiếp cận thị trường Canada, các doanh nghiệp và Hiệp hội cân nhắc tham gia Triển lãm thực phẩm và sáng tạo quốc tế Canada (SIAL) lần thứ 21 sẽ được tổ chức tại Montreal vào giữa tháng 5/2024. Đây là sự kiện thương mại lớn nhất hàng năm trong ngành công nghiệp thực phẩm ở Bắc Mỹ.
Mặt khác, để thủy sản Việt Nam xuất khẩu “an toàn” sang Canada doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số quy định. Trong đó, Canada nhập khẩu thuỷ sản đều phải tuân theo quy trình nhập khẩu thực phẩm nói chung. Ngoài ra, còn có một số yêu cầu cụ thể đối với việc nhập khẩu cá gọi là Hệ thống tham chiếu nhập khẩu tự động (AIRS). Canada giao phó trách và buộc các nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm đảm bảo thuỷ sản nhập về phải đáp ứng tất cả yêu cầu về an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng theo quy định.
Canada ban hành Danh mục các loài động vật thủy sinh được phân loại là "dễ mắc" các bệnh đáng lo ngại. Để nhập khẩu các sản phẩm có tên trong danh mục này, nhà nhập khẩu phải có Giấy phép Nhập khẩu Thủy sản đặc biệt (kiểm dịch thú y).
Ngoài ra, Canada còn có quy định dán nhãn với các mặt hàng thuỷ sản tương tự như quy định ghi nhãn thực phẩm và quảng cáo, đặc biệt các quy định về tiêu chuẩn dán nhãn organic…; đồng thời có quy định riêng với mặt hàng cá đông lạnh và động vật có vỏ.
Quy trình kiểm soát nhập khẩu thuỷ sản của Canada là quy trình tiền kiểm. Khi hàng cập cảng Canada và được Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (Hải quan) thông quan, hàng sẽ được phép phân phối ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu sản phẩm không được thông qua trong lần nhập khẩu đầu tiên, sẽ không được cho phép tái thẩm tra theo quy định của Luật an toàn thực phẩm Canada.
 
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3