Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care+


(CHG) Trước những thông tin của Tạp chí Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đối với sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care+, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định Công ty Cổ phần Quốc tế Tân Sơn Anh chưa đăng ký bản công bố sản phẩm cho sữa thảo dược Diabet Care+ tại cơ quan này. 

Trước đó, trong bài viết “Công ty Tân Sơn Anh khẳng định không quảng cáo trên Facebook?” và “Sữa thảo dược Diabet Care+ quảng cáo như thuốc chữa bệnh tiểu đường?”, Tạp chí Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã thông tin về sự việc sữa thảo dược Diabet Carecó dấu hiệu quảng cáo “thổi phồng” công dụng như thuốc chữa bệnh, đánh lừa người tiêu dùng. 

Ngày 11/08/2022, theo công văn số 1971/ATTP-NĐTT của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cơ quan này chưa cấp Giấy phép tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm cho sữa thảo dược Diabet Carecủa Công ty Cổ phần Quốc tế Tân Sơn Anh. 

Công văn Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phản hồi về sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care+

Công văn Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phản hồi về sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care+

Cũng tại công văn trên, theo Điều 40 của nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 02/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi (trong đó có sản phẩm nêu tại bài viết) do UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo. 

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm sẽ chuyển nội dung phản ánh tới Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh xem xét xử lý theo quy định hiện hành. 

Bản Công bố sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care+ do Công Ty Cổ phần Quốc tế Tân Sơn Anh đăng tải trên website chính thức

Bản Công bố sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care+ do Công Ty Cổ phần Quốc tế Tân Sơn Anh đăng tải trên website chính thức

Trước tình trạng "loạn" quảng cáo thực phẩm chức năng, ngày 31/3 vừa qua, Bộ Y tế đã có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo đó, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan chuyên môn hoặc không đúng với nội dung đã được thẩm định. Có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Twitter… Các nền tảng quảng cáo trên Google ads như: Youtube, Coccoc, Chrome… và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo.

Bộ Y tế cũng đề nghị rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo thì kịp thời tạm đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm. Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Bộ Công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra, có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động quảng cáo không đúng về thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các công ty, để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật.

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng

(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Khai mạc toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hôm 17/11, đánh giá tầm quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh là cần thiết, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Viện IMRIC đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Xem chi tiết
Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3-5 tháng

Chiều 27/9, ông Dương Đạt, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: Cơ sở bánh mì Phượng ở Hội An đã vi phạm 5 quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm, làm 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Qua đó, bánh mì Phượng phạt tiền hơn 110 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Xem chi tiết
Thêm 2 vụ ngộ độc sau khi ăn món cá ủ chua

(CHG) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến người dân thôn 2 và thôn 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn.

Xem chi tiết
​TPHCM tăng cường biện pháp xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ “chui”

(CHG) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với Phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thống nhất các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
2
2
2
3