Sữa thảo dược Diabet Care+ quảng cáo như thuốc chữa bệnh tiểu đường?


(CHG) Sản phẩm dinh dưỡng sữa Diabet Care+  được phân phối bởi Công ty Cổ phần Quốc tế Tân Sơn Anh đang quảng cáo rầm rộ, và được “thổi phồng” công dụng như một loại thuốc dành cho người bị tiểu đường type 1, type 2.

 

Thực phẩm chức năng có tác dụng chỉ như đồ ăn thức uống hằng ngày.

Thực phẩm chức năng có tác dụng chỉ như đồ ăn thức uống hằng ngày.

Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh mãn tính, biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị theo phác đồ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương...

Bởi vậy, khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường lo lắng, tìm mọi phương pháp chữa trị. Nắm bắt tâm lý này, các tổ chức kinh doanh đã cho ra mắt nhiều sản phẩm bột ngũ cốc, giới thiệu nguyên liệu từ thiên nhiên và có công dụng như thuốc điều trị bệnh tiểu đường để lừa dối khách hàng.

“Loạn quảng cáo” sữa như thuốc trị bệnh

Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, nhiều nền tảng mạng xã hội đã được sử dụng như một “mảnh đất màu mỡ” để quảng cáo và kinh doanh các loại thực phẩm chức năng (TPCN). 

Theo thông tư số 08/2004/TT-BYT Bộ Y tế, “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”. Theo đó,  TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Tuy nhiên, trên các nền tảng mạng xã hội, những sản phẩm TPCN dạng sữa đang được các thương nhân quảng cáo quá mức công dụng, nhằm lừa dối người tiêu dùng để trục lợi. Điển hình như các loại sản phẩm sữa xương khớp Ovisure Gold, sữa non xương khớp canxi nano vi sụn cá mập, sữa non tiểu đường Diasure, sữa tiểu đường Gluzabet, sữa non Natrumax…. Các sản phẩm này được giới thiệu, chào bán bằng những lời “có cánh”, cùng các chương trình mua hàng khuyến mại đã làm cho không ít khách hàng “sập bẫy”, rơi vào tình trạng tiền mất tật mang. 

Theo thông tin phản ánh của người tiêu dùng, sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care được quảng cáo thổi phồng công dụng như một loại thuốc chữa bệnh tiểu đường. Cụ thể, tại fanpage có tên “Tân Sơn Anh – Phân phối sữa thảo dược và thực phẩm bổ trợ sức khoẻ”, sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care+quảng cáo là dành cho người đái tháo đường. Trang này còn cung cấp thêm thông tin về sản phẩm như ổn định đường huyết, hỗ trợ sức khoẻ tim mạch, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Trên vỏ hộp sữa Diabet Care có ghi rõ sản phẩm dùng cho người tiểu đường type 1, type 2. Ảnh: PV.

 Tại website https://tsagroup.vn/, sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care+được quảng cáo là “Sữa cho người bệnh đái tháo đường là sản phẩm được thiết kế đặc biệt để bổ sung một phần hoặc thay thế hoàn toàn bữa ăn chính để ổn định đường huyết nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể”. Sản phẩm còn được biết đến với hàng loạt tính năng như: “Ổn định lượng đường huyết: Chỉ số đường huyết và chỉ số tải đường huyết thấp giúp ổn định giao động đường huyết Gl=28 nhờ sử dụng loại đường Isomalt - đường có năng lượng thấp (2 kcal/1g), nên không làm tăng chỉ số đường huyết khi sử dụng các loại đường thông thường khác. Sản phẩm sử dụng Whey protein - đạm cao nên dễ dàng hấp thu và chuyển hóa nhanh”; “Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Người đái tháo đường thường có hệ tim mạch yếu. Trong khi đó, sữa DIABET TSA có hàm lượng Omega369 thực vật tự nhiên cao giúp bảo vệ hệ tim mạch tốt nhất. Soy Protein - đạm từ sữa đậu nành là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường cung cấp đầy đủ năng lượng, rất ít đường và chất béo bão hòa, loại sữa này sẽ giúp bệnh nhân đái tháo đường cải thiện huyết áp”; “Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể: Hồng sâm có tác dụng điều hòa huyết áp và ổn định đường huyết, Vitamin (Vitamin A,Vitamin D3, Vitamin K1, Vitamin E, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin PP, Vitamin B6, Inositol, Vitamin B12, Vitamin B5, Vitamin C, Acid folic, Biotin), Khoáng chất (Canxi, Photpho, Magie, lod, Selen, Kẽm, Mangan, Natri, Kali, Clo, Sắt, Đồng) đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu cho sức khỏe bệnh nhân”; “Hỗ trợ giảm cân: Fos (Fructo- oligosacchaird) - chất xơ tự nhiên trong sữa sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, mang lại cảm giác no nhanh và no lâu vì thế người dùng thường tránh được cảm giác thèm ăn”. Đối tượng sử dụng sản phẩm là bệnh đái tháo đường, người tiền đái tháo đường. 

Được biết, sữa thảo dược Diabet Care+được phân phối độc quyền tại Công ty Cổ phần Quốc tế Tân Sơn Anh (địa chỉ tại 220/9/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh). Sản phẩm được đóng gói tại Công ty TNHH Thảo Dược Thanh Hằng (địa chỉ tại Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Chiêu trò “thổi phồng” công dụng 

Nhằm tăng lòng tin của người tiêu dùng, tại fanpage trên mạng xã hội Facebook có tên “Tân Sơn Anh – Phân phối sữa thảo dược và thực phẩm bổ trợ sức khoẻ” đăng tải video phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care+.

Trong nội dung video này, một người phụ nữ có tên Lê Thị Hồng (77 tuổi), sinh sống tại Đắk Lắk cho biết, trước đây bị tiểu đêm, mỗi đêm từ 4 đến 5 lần. Từ khi sử dụng sản phẩm sữa thảo dược Diabet Care+đã cải thiện rõ rệt và ngủ được từ đêm cho đến sáng. Ngoài ra, bà Lê thị Hồng còn bị tiểu đường, nhưng chỉ số đã giảm xuống 6 chấm. Bà Hồng chỉ sử dụng sản phẩm sữa Diabet Care+của Tân Sơn Anh Group, không sử dụng thuốc tây. 

Trên trang mạng Facebook đăng tải video khách hàng phản hồi tốt về sản phẩm sữa Diabet Care. Ảnh: PV. 

Trong vai người bị tiểu đường type 2, phóng viên (PV) đã liên hệ đến số điện thoại tư vấn bán hàng của Công ty Cổ phần Quốc tế Tân Sơn Anh. Nhân viên tư vấn của công ty cho biết, hiện tại PV uống sữa để duy trì không có lượng đường trong máu, như vậy là sẽ chuyển sang chế độ ăn kiêng. Ăn kiêng là sẽ dùng sữa để cung cấp vitamin và khoáng chất đầy đủ. Sữa tiểu đường của Tân Sơn Anh để duy trì và giữ vững chỉ số tiểu đường không lên cao, đảm bảo lượng đường trong máu ổn định. Người này còn cho biết thêm, chỉ cần uống 3 hộp sữa, mỗi ngày 2 cốc, sau đó đi kiểm tra lượng đường trong máu thì sẽ ổn định. Để mua sữa, khách hàng có thể đến trực tiếp địa chỉ 441/8 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh. 

Trước thực trạng loạn quảng cáo TPCN trên thị trường, theo PGS.TS Trần Đáng (Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam) cho hay, TPCN chỉ là đồ ăn thức uống cung cấp các đại chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, phi chất dinh dưỡng.

Có một sự thật đáng cảnh báo là hiện nay không thiếu những người tin vào quảng cáo TPCN nên từ chối sử dụng thuốc chữa bệnh khiến bệnh tình ngày một nặng thêm. Khi người bệnh tìm tới bệnh viện chữa trị thì “đã muộn” vì người bệnh đã bỏ qua mất thời gian vàng chữa bệnh, hoặc bệnh nhân phải mất thêm nhiều thời gian, tiền bạc hơn để chạy chữa.

Từ vấn đề nêu trên cho thấy, ngay cả với những TPCN đảm bảo cho người tiêu dùng cũng có thể dẫn đến những hiểm họa đáng tiếc cho sức khỏe,nếu không dùng đúng theo chỉ định, dùng mà không biết bản thân có phù hợp hay không, dùng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ…

Còn với TPCN rởm thì khỏi phải bàn cãi về tác hại khôn lường. PGS.TS Trần Đáng nhận định, hiện nay ngoài thị trường tràn lan hiện tượng buôn bán nhiều loại TPCN khác nhau, những sản phẩm được bán trên mạng từ những người dùng online rất khó kiểm soát. 

Trong khi đó, TPCN đảm bảo phải được kiểm soát ngay từ khâu sản xuất đến khi sử dụng chứ không chỉ là ra ngoài thị trường rồi mới kiểm tra. TPCN trước khi đến tay người tiêu dùng cần đáp ứng đủ các yêu cầu như nguồn nguyên liệu phải tốt, khâu chế biến, sản xuất phải đạt tiêu chuẩn. Đây là những yếu tố quan trọng nhất, từ đó cho ra sản phẩm thực phẩm chức năng đáp ứng nhu cầu và an toàn cho người sử dụng.

Chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên tỉnh táo trước tình hình TPCN thật – giả lẫn lộn hiện nay để cân nhắc, tỉnh táo trước những lời quảng cáo đường mật. Người dân không nên tin theo quảng cáo, đặc biệt không được cả tin vào những bài đăng bán hàng chưa được kiểm định trên mạng xã hội từ những người bán hàng online để tránh “tiền mất tật mang”. Khi có bệnh hay đơn giản là muốn dùng TPCN bổ sung, cần phải được bác sĩ kiểm tra, tư vấn kỹ càng. Về phía nhà quản lý, cần nâng cao công tác quản lý, chặt chẽ hơn nữa để hạn chế tối đa tình trạng nhan nhản thực phẩm chức năng giả. Để nhận biết TPCN có phải hàng thật hay không, PGS.TS Trần Đáng lưu ý đầu tiên phải quan sát bao bì thực phẩm, bao bì bắt buộc phải có thông tin nhà sản xuất cụ thể, sản phẩm được sản xuất ở số bao nhiêu, đường nào, quận nào… Nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm chức năng cần rõ ràng. Hình thức bên ngoài sản phẩm cần sắc nét.

Có thể kiểm tra TPCN trên web nước ngoài vì những sản phẩm nhập chính hãng đều được đăng tải đủ thông tin lên website. Khi mua nên chọn mua sản phẩm tại những địa chỉ uy tín, tin cậy…

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về những vấn đề liên quan.

Theo Mục b, Khoản 3 và Điều 3, Khoản 4, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012 thì các đơn vị phân phối, tiếp thị phải: b) Khuyến cáo sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh; Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm cũng quy định: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.

Ngoài ra, Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

 

 

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng

(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Khai mạc toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hôm 17/11, đánh giá tầm quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh là cần thiết, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Viện IMRIC đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Xem chi tiết
Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3-5 tháng

Chiều 27/9, ông Dương Đạt, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: Cơ sở bánh mì Phượng ở Hội An đã vi phạm 5 quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm, làm 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Qua đó, bánh mì Phượng phạt tiền hơn 110 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Xem chi tiết
Thêm 2 vụ ngộ độc sau khi ăn món cá ủ chua

(CHG) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến người dân thôn 2 và thôn 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn.

Xem chi tiết
​TPHCM tăng cường biện pháp xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ “chui”

(CHG) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với Phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thống nhất các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
2
2
2
3