​Báo chí cách mạng Việt Nam - trăm năm vẹn tròn sứ mệnh


(CHG) 99 năm đồng hành cùng lịch sử đất nước, Báo chí cách mạng Việt Nam đã thể hiện được vai trò, vị thế, sứ mệnh của mình; tạo nền tảng cho tự do thông tin công khai, minh bạch và truyền tải thông tin chính xác đến với người dân, cũng như bảo vệ nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trường tồn và hưng thịnh.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của báo chí trong việc tổ chức, tập hợp quần chúng tự giác tham gia phong trào cách mạng. Ngay từ những ngày tháng hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia thành lập các tờ báo Le Paria, L’ Humanité, để truyền bá lý luận cách mạng vô sản. Về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người thành lập tờ Thanh niên, ra số đầu tiên ngày 21/6/1925, mở ra một dòng báo chí mới: Báo chí Cách mạng Việt Nam. Báo chí cách mạng Việt Nam do Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Những lời dạy của Người về vai trò trách nhiệm của người cầm bút, về nội dung, đối tượng, mục đích và phương pháp tuyên truyền…từ thuở ấy vẫn là bài học kinh nghiệm quý giá cho người làm báo hôm nay.
Ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên ra số đầu tiên, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vừa là tổng biên tập, vừa là phóng viên (ảnh tư liệu).
Tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam (16/4/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn các nhà báo: Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Đến Đại hội đại biểu lần thứ III Hội nhà báo Việt Nam, Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta, cũng là nhiệm vụ của báo chí ta”.
Bác Hồ đọc báo Nhân Dân ở chiến khu Việt Bắc (ảnh tư liệu).
Trong suốt 99 năm qua, từ ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam, mặc dù đã trải qua những giai đoạn khó khăn, thử thách, khi bí mật, lúc công khai thời kháng chiến cứu nước nhưng báo chí nước ta vẫn phát triển không ngừng. Từ sự tiếp cận ban đầu bằng cách in ấn sơ khai đơn giản truyền thống, đến nay, sự lan truyền mạnh mẽ của phương tiện truyền thông điện tử hiện đại, báo chí cách mạng Việt Nam đã làm nên những bước tiến vượt bậc trong việc cung cấp thông tin chính xác và phản ánh thực tế xã hội sinh động.
Ngày nay, trong một thế giới liên kết mạnh mẽ và công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các phương tiện truyền thông đóng vai trò như cầu nối giữa Đảng, chính phủ và người dân, là nguồn thông tin đáng tin cậy và tương tác trực tiếp với cộng đồng.
Ngành báo chí cách mạng Việt Nam đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá của đất nước. Những bài viết, phóng sự, bình luận và  phỏng vấn của các nhà báo đã góp phần thức tỉnh ý thức cộng đồng, đề cao tinh thần yêu nước và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Trong khi tiến bộ công nghệ không ngừng thay đổi, cách thức hoạt động của ngành báo chí, người làm báo cần tiếp tục thích nghi và sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của độc giả. Đào tạo chuyên môn, nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích và đánh giá thông tin là những yếu tố cần thiết để ngành báo chí cách mạng phát triển và đáp ứng tốt hơn các thách thức trong tương lai.
Ngành báo chí cách mạng Việt Nam cũng cần tiếp tục đảm bảo độc lập và trung thực, không chỉ đối với các quyền lợi và lợi ích của các tổ chức và cá nhân mà còn đối với lợi ích của cộng đồng và xã hội. Sự minh bạch, trung thực và chuyên nghiệp trong việc thu thập, xử lý và truyền tải thông tin là nền tảng quan trọng để xây dựng niềm tin và uy tín với độc giả.

Ngành báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng nỗ lực để truyền tải thông tin kịp thời, chính xác và cung cấp những góc nhìn đa chiều, phản ánh mọi điễn biến xã hội.
Chúng ta cũng không thể quên sự đóng góp của các nhà báo, biên tập viên, phóng viên và nhân viên trong ngành báo chí cách mạng. Họ là những người không ngừng nỗ lực để mang đến thông tin chính xác, cung cấp những góc nhìn đa chiều và phản ánh mọi diễn biến xã hội. Những “cây bút” này đã và đang trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đồng và có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội tự do và công bằng.
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, chúng ta hãy cùng nhìn về phía trước với hy vọng giành nhiều kết quả tốt hơn. Người làm báo tiếp tục khám phá, sáng tạo và ứng dụng những công nghệ mới để làm cho báo chí cách mạng trở nên ngày càng đa dạng và phong phú. Hãy thúc đẩy sự hợp tác và giao lưu giữa các nhà báo, tổ chức truyền thông và công chúng để chúng ta có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Trách nhiệm của mỗi người làm báo chúng ta phải luôn luôn học tập lý luận chính trị, trau dồi bản lĩnh người cầm bút, giữ gìn uy tín, đạo đức nhà báo. Học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác nghiệp vụ báo chí phải trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, suốt đời.
Báo Sự thật số 79 (từ ngày 26/6/1947 đến ngày 9/7/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”. Muốn vậy, phải nắm vững đối tượng được tuyên truyền. Nếu người tuyên truyền không điều tra, không phân tích, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại. Người cũng lưu ý rằng, dân chúng không nhất luận như nhau. Đối với mỗi tầng lớp đối tượng, Người yêu cầu phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưu tiên cho lớp đối tượng có trình độ nhận thức, văn hóa thấp. Bởi vì đối tượng này hiểu được thì các đối tượng khác cũng nắm bắt dễ dàng.
Hình ảnh đẹp về người phụ nữ đưa hoa hồi Lạng Sơn vươn ra thế giới được thể hiện dưới ngòi bút, thước phim sắc bén của phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.
Báo chí phải tránh những chiêu trò câu view, câu like rẻ tiền mà phải chú trọng biểu dương kịp thời những nhân tố tích cực, phê phán những hiện tượng tiêu cực. Có như vậy mới góp phần xây dựng xã hội văn minh.
Chúng ta hãy xây dựng ngành báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và giàu mạnh. Mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, mỗi người làm báo càng thấy rõ trách nhiệm của mình với sứ mệnh cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao cho.
Ngày 5/2/1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52-QĐ/TƯ lấy ngày 21/6 hàng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3