Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả


(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Mai, Trưởng Bộ môn kỹ năng, Học viện Tư pháp.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được xem là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, uy tín của doanh nghiệp và niềm tin vào thể chế. Nhóm tội phạm này được quy định tại các Điều 192, 193 và 194 của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), bao gồm: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm; thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi và Tội sản xuất, buôn bán hàng giả khác.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thanh Mai: “Trên thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc định danh hành vi phạm tội và xử lý theo đúng tinh thần của pháp luật hình sự còn gặp không ít vướng mắc, xuất phát từ cách hiểu về hành vi khách quan và những khoảng trống trong quy định hiện hành.
Theo phân tích của TS. Mai: “Nhóm tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc loại tội có cấu thành vật chất, tức là phải có hành vi khách quan cụ thể, gây hậu quả hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây hậu quả rõ rệt cho xã hội. Việc xử lý không thể dựa trên suy đoán, cảm tính hoặc giả định về hành vi chưa xảy ra.
Về hành vi sản xuất hàng giả, đây là quá trình tạo ra sản phẩm được xác định là “hàng giả” theo quy định của pháp luật. Bao gồm các hoạt động như chế tạo, gia công, pha trộn, lắp ráp, chế biến… để tạo ra hàng hóa giả mạo. Hình thức giả có thể là giả về nguồn gốc xuất xứ, giả nhãn hiệu, giả công dụng, giả thành phần (thường gặp trong thực phẩm, thuốc, phân bón, mỹ phẩm…), hoặc giả bao bì để đánh lừa người tiêu dùng.
Còn hành vi buôn bán hàng giả là chuỗi các hành vi đưa hàng giả vào lưu thông nhằm trục lợi. Có thể kể đến: chào bán, trưng bày, vận chuyển đến nơi tiêu thụ, bán sỉ, bán lẻ, thậm chí xuất nhập khẩu. Điểm cốt lõi là người thực hiện biết rõ hàng hóa là giả nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi vì mục đích thu lời bất chính”.

Đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại, cuộc chiến đầy cam go và trường kỳ.

Điều đáng chú ý và cũng là yêu cầu then chốt trong xử lý hình sự là mọi hành vi phạm tội phải được thể hiện ra bên ngoài bằng dấu hiệu khách quan có thể nhận biết, đo đếm được. TS. Mai nhấn mạnh: “Luật hình sự là luật điều chỉnh hành vi, hành vi đến đâu, xử lý đến đó. Không thể hình sự hóa suy nghĩ, cảm xúc, hay ý định chưa được hiện thực hóa”.
Một trong những thực tế khó xử lý hiện nay là các đối tượng tàng trữ hoặc vận chuyển hàng giả nhưng chưa thực hiện hành vi tiêu thụ thì rất khó để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì sao?
Bởi theo quy định hiện hành của BLHS, các hành vi này không được quy định là tội phạm độc lập, mà chỉ có thể xử lý nếu chứng minh được đó là hành vi đồng phạm giúp sức cho tội sản xuất hoặc buôn bán hàng giả. Điều này đòi hỏi phải làm rõ ý thức đồng phạm, vốn là vấn đề rất khó chứng minh trong thực tế.
TS. Mai chỉ rõ một nghịch lý pháp lý: “Trong khi đối với các loại hàng cấm như ma túy, pháo nổ, vũ khí, tài liệu phản động… thì hành vi tàng trữ, vận chuyển đều được quy định thành các tội danh riêng. Còn đối với hàng giả, đặc biệt là hàng giả có nguy cơ gây hại nghiêm trọng như thuốc, thực phẩm, phân bón, lại không có tội danh tương ứng. Đây là một lỗ hổng pháp lý nghiêm trọng”.
Chính vì thiếu cơ chế pháp lý độc lập để xử lý hành vi tàng trữ hoặc vận chuyển hàng giả với mục đích tiêu thụ, nhiều mắt xích quan trọng trong đường dây buôn hàng giả đã bị “bỏ lọt” khỏi vòng tố tụng hình sự. Những đối tượng trung gian như người chở thuê, người cất giữ, chỉ bị xử lý hành chính hoặc… trắng án nếu không chứng minh được ý chí đồng phạm.
Từ thực trạng trên, TS. Nguyễn Thanh Mai đề xuất một hướng hoàn thiện pháp luật rất đáng chú ý: “Bổ sung các tội danh độc lập về “tàng trữ hàng giả” và “vận chuyển hàng giả với mục đích tiêu thụ” vào Bộ luật Hình sự”.
Đề xuất này không phải là mở rộng hình sự hóa mà chính là thu hẹp khoảng trống trong quản lý hình sự, nhằm tăng cường hiệu quả phòng, chống tội phạm kinh tế, nhất là trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang len lỏi khắp thị trường từ chợ truyền thống đến các sàn thương mại điện tử.
Việc bổ sung tội danh độc lập này cũng giúp làm rõ ranh giới pháp lý giữa các loại hành vi. Bởi hiện nay, nhiều đối tượng lợi dụng khoảng cách giữa “tàng trữ” và “buôn bán” để né tránh trách nhiệm hình sự. Cơ quan tố tụng dù biết nhưng vẫn khó xử lý vì thiếu căn cứ cấu thành tội phạm.
Ngoài ý nghĩa bổ sung công cụ pháp lý, việc hoàn thiện pháp luật theo hướng này cũng là biện pháp tăng cường tính răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội. Khi pháp luật đã có khung hình sự cụ thể cho từng mắt xích trong chuỗi hành vi: từ sản xuất, vận chuyển, tàng trữ đến tiêu thụ, thì các đối tượng khó có thể “lách luật”.
Tuy nhiên, TS. Mai cũng nhấn mạnh: “Nnguyên tắc xử lý hình sự phải dựa trên cơ sở hành vi cụ thể, tránh tình trạng hình sự hóa tùy tiện. Việc bổ sung quy định về tội “tàng trữ” hay “vận chuyển” hàng giả phải kèm theo các điều kiện ràng buộc chặt chẽ như: có số lượng lớn, có dấu hiệu chuẩn bị tiêu thụ, có lợi ích vật chất thu được hoặc có sự cấu kết với bên sản xuất/tiêu thụ”.
TS. Mai kết luận: “Hoàn thiện pháp luật hình sự không chỉ là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là cách để đảm bảo công bằng pháp lý, quyền con người và tính chính danh trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.”
Hàng giả không chỉ là mối đe dọa đối với nền kinh tế mà còn là mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe, an toàn của cộng đồng. Khi pháp luật còn bỏ ngỏ những hành vi như tàng trữ và vận chuyển hàng giả, thì tội phạm còn cơ hội lợi dụng để lẩn tránh trách nhiệm.
Do đó, việc lấp đầy “vùng trống” này bằng các quy định hình sự cụ thể, chặt chẽ và hợp lý là điều cấp thiết. Kiến nghị của TS. Nguyễn Thanh Mai là lời cảnh báo đồng thời là một gợi mở hướng đi cho công cuộc hoàn thiện pháp luật hình sự hiện nay, một công cuộc không thể chậm trễ trong thời đại hàng giả tràn lan như hiện nay.

Còn lại: 1000 ký tự
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3