​Mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cao nhất 100 triệu đồng


(CHG) Theo Bộ Tài chính, mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại là 100 triệu đồng/giấy phép; lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm là 80 triệu đồng/giấy phép.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
Dự thảo nêu rõ, mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đối với hoạt động thăm dò như sau: Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100ha, mức thu là 4 triệu đồng/01 giấy phép; diện tích thăm dò từ 100ha đến 50.000ha, mức thu là 10 triệu đồng/01 giấy phép; diện tích thăm dò trên 50.000ha, mức thu là 15 triệu đồng/01 giấy phép.
Đối với hoạt động khai thác, lệ phí cấp Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối là từ 1 triệu đồng đến 15 triệu đồng/giấy phép tùy thuộc vào công suất khai thác.
Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, mức thu lệ phí từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng/giấy phép.
Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát và nước khoáng, mức thu lệ phí 40 triệu đồng/giấy phép.

Phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản thấp nhất 10 triệu đồng
Theo dự thảo, mức thu phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản như sau:

Số
tt

Tổng chi phí thăm dò khoáng sản thực tế (không bao gồm thuế GTGT)

Mức phí

1

Đến 01 tỷ đồng

10 triệu đồng

2

Trên 01 đến 10 tỷ đồng

10 triệu đồng + (0,5% x phần tổng chi phí trên 1 tỷ đồng)

3

Trên 10 đến 20 tỷ đồng

55 triệu đồng + (0,3% x phần tổng chi phí trên 10 tỷ đồng)

4

Trên 20 tỷ đồng

85 triệu đồng + (0,2% x phần tổng chi phí trên 20 tỷ đồng)

Tổ chức thu lệ phí theo quy định tại Thông tư này gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thực hiện cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định pháp luật và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư này gồm: Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổ chức thu phí được để lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 30% vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP thì phải nộp toàn bộ tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/muc-thu-le-phi-cap-giay-phep-khai-thac-khoang-san-cao-nhat-100-trieu-dong-102230518094539754.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3