​Nhận diện khó khăn, đề xuất giải pháp trong rà soát văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập


(CHG) Chiều 27/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổ công tác.
Các bộ, ngành đang tổ chức nghiên cứu, xử lý hoặc tham mưu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với 446 văn bản - Ảnh: VGP/LS
Phát hiện nhiều văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp
Theo ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), trên cơ sở rà soát văn bản do Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và các bộ, ngành thực hiện trong năm 2020, 2021 thì các bộ, ngành đang tổ chức nghiên cứu, xử lý hoặc tham mưu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với 446 văn bản.
Tính đến ngày 17/3/2023, số văn bản được kiến nghị và đã xử lý là 174 văn  bản (10 văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 66 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 98 văn bản cấp bộ). Trong đó, nhiều văn bản đã được xử lý theo đề nghị của Tổ công tác.
Số văn bản được kiến nghị đang nghiên cứu, xử lý là 233 văn bản. Trong đó, 150 văn bản đã được đưa vào chương trình, kế hoạch; 39 văn bản có phương án xử lý khác.
Cụ thể, đối với quy định của pháp luật về lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản, quy hoạch đô thị, qua rà soát 84 văn bản đã phát hiện 18 văn bản có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn.
Về các quy định pháp luật trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản, rà soát 52 văn bản phát hiện 14 văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn.
Kết quả rà soát, cho ý kiến độc lập đối với một số nội dung quy định cụ thể liên quan đến một số luật của Quốc hội theo tổng hợp tại Báo cáo 282 của Đảng đoàn Quốc hội, Tổ công tác đã rà soát và cho ý kiến độc lập đối với 54 nội dung cụ thể. Qua nghiên cứu, Tổ công tác thống nhất ý kiến đối với 35 nội dung (6 nội dung thống nhất một phần), không nhất trí và có ý kiến khác đối với 19 nội dung về nhận định, kiến  nghị liên quan đến các luật.
Nhìn nhận về những khó khăn, hạn chế trong công tác này, ông Hồ Quang Huy cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện còn gặp khó khăn, hạn chế, như đến nay vẫn còn khối lượng văn bản chưa hoàn thành việc xử lý (233/446 văn bản cần xử lý). Điều này xuất phát từ khối lượng công việc lớn, công việc phức tạp, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện rà soát và xử lý kết quả rà soát văn bản trong một số trường hợp vẫn chưa chặt chẽ, hiệu quả…
Đại diện Bộ Công an đề nghị có tiến độ cụ thể đối với việc xử lý kết quả rà soát triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương (Đề án 06) đã được Bộ Tư pháp tổng hợp tại Báo cáo số 205/BC-BTP ngày 22/8/2022 của Bộ Tư pháp về kết quả rà soát pháp luật triển khai định danh và xác thực điện tử, tích hợp thông tin cá nhân trên thẻ căn cước công dân cũng như ứng dụng VneID và Báo cáo số 99/BC-BTP ngày 31/3/2023 của Bộ Tư pháp về kết quả rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung VBQPPL triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030.
Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng ban Pháp chế (VCCI) nêu ý kiến, cần tăng cường lấy ý kiến của các chuyên gia tại các hội thảo, hội nghị, cộng đồng doanh nghiệp để kết quả rà soát VBQPPL bám sát thực tiễn; nâng cao hiệu quả truyền thông, kết quả rà soát các VBQPPL; các bộ, ngành khác cũng nên chia sẻ rộng rãi kết quả rà soát các VBQPPL.
Bộ trưởng Lê Thành Long: Tiếp tục tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL để rà soát, khắc phục các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn - Ảnh: VGP/LS
Nhận diện khó khăn, đề xuất giải pháp
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL nêu rõ: Chính phủ đã đưa ra nhiệm vụ và giải pháp tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, trong đó có việc "tiếp tục tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL để rà soát, khắc phục các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn".
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa yêu cầu tập trung rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, chính sách, nhất là đối với sản xuất kinh doanh và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt việc đẩy mạnh triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh việc xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được Tổ công tác, bộ, cơ quan thực hiện trong thời gian qua.
"Tiếp tục nhận diện những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong việc triển khai hoạt động năm 2022 để đề xuất những giải pháp tháo gỡ, đổi mới cách thức tổ chức thực hiện, đồng thời trao đổi thảo luận kỹ, thống nhất về cách thức tổ chức thực hiện công việc, bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả và khả thi trong điều kiện khối lượng công việc lớn, đòi hỏi chuyên môn chuyên sâu; phân công trách nhiệm hợp lý, rõ ràng, đúng chức năng nhiệm vụ, rõ trách nhiệm", Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn trong triển khai nhiệm vụ, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị Bộ phận thường trực Tổ công tác khẩn trương tiếp thu các ý kiến góp ý của các thành viên Tổ công tác, Tổ giúp việc, chỉnh lý dự thảo kế hoạch, sớm trình Tổ trưởng ký ban hành để có cơ sở triển khai các nhiệm vụ.
Về việc triển khai Đề án 06, sau khi rà soát độc lập, chuyên sâu theo các nhóm VBQPPL, Tổ trưởng các nhóm VBQPPL phải bảo đảm bám sát và thường xuyên cập nhật các yêu cầu, nhiệm vụ về phạm vi, định hướng, cách thức tổ chức. Các thành viên Tổ công tác, đặc biệt là các đồng chí được giao làm trưởng các nhóm rà soát phải phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ được phân công, huy động sự tham gia tích cực của các cơ quan, đơn vị của bộ, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ, nhất là các chuyên đề, lĩnh vực được phân công theo chức năng, nhiệm vụ./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/nhan-dien-kho-khan-de-xuat-giai-phap-trong-ra-soat-van-ban-mau-thuan-chong-cheo-bat-cap-102230427180559789.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3