(CHG) Theo số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa đóng cửa tuần giao dịch rất sôi động khi toàn thị trường ghi nhận đến 8 mặt hàng có mức biến động trên 5%. Mặc dù 3 nhóm nông sản, nguyên liệu công nghiệp và kim loại đồng loạt đón nhận lực mua rất tích cực, tuy nhiên sức ép bán rất mạnh từ nhóm năng lượng đã kéo chỉ số MXV- Index chốt tuần giảm 1,05% xuống 2.228 điểm.
Tuy nhiên, với ưu thế của thị trường giao dịch T0, dòng tiền đầu tư vẫn tiếp tục gia tăng trong tuần vừa qua. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt 4.000 tỷ đồng mỗi phiên, tăng hơn 14% so với tuần trước đó.
Giá nông sản bật tăng mạnh
Thị trường nông sản đóng cửa tuần với 6 trên 7 mặt hàng tăng giá. Lúa mì là mặt hàng có diễn biến đáng chú ý nhất trong tuần trước. Giá đóng cửa với mức tăng hơn 4% và lực mua chủ yếu được đẩy mạnh vào nửa cuối tuần và xuất phát từ những thông tin xoay quanh căng thẳng chính trị ở Biển Đen.
Cùng với đó, giá ngô đã hồi phục trở lại với mức tăng gần 2% được ghi nhận sau đợt lao dốc mạnh trước đó. Các yếu tố cơ bản về triển vọng mùa vụ và nhu cầu vẫn duy trì, lực mua đối với mặt hàng này chủ yếu đến từ ảnh hưởng của việc giá lúa mì tăng vọt.
Giá dầu lao dốc tuần thứ 3 liên tiếp
Kết thúc tuần giao dịch ngày 1 - 7/5, thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ. Giá khí tự nhiên dẫn đầu đà lao dốc với mức giảm 11,33% xuống còn 2,13USD/triệu đơn vị nhiệt Anh. Thời tiết ôn hoà, nhu cầu yếu, trong khi sản lượng tại Mỹ gia tăng đã thúc đẩy lực bán.
Giá dầu cũng đã ghi nhận mức giảm mạnh trong tuần qua, với dầu WTI đánh mất 7,09% giá trị xuống còn 71,34USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 6,26%, chốt tuần ở mức 75,3USD/thùng. Đây cũng là tuần lao dốc thứ 3 liên tiếp của dầu thô. Mặc dù lực mua tích cực hơn trong phiên cuối tuần, nhưng vẫn không đủ bù đắp cho đà suy yếu của giá dầu trong các phiên đầu tuần trước sức ép rủi ro suy thoái kinh tế.
MXV nhận định, đà giảm của giá dầu kể từ giữa tháng 4 đến nay chủ yếu do sức ép từ bối cảnh kinh tế vĩ mô tiêu cực, trong khi thiếu vắng các chất xúc tác mới từ phía nguồn cung.
Trong tuần tới, yếu tố cung cầu nhiều khả năng sẽ quay trở lại chi phối xu hướng giá dầu trước loạt báo cáo thị trường năng lượng tháng 5 của Cơ quan Thông tin quản lý năng lượng Mỹ (EIA) và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Theo kế hoạch đã được thông qua hồi đầu tháng 4, OPEC sẽ chính thức cắt giảm sản lượng kể từ tháng 5. Do đó, thị trường sẽ xem xét kỹ hơn các dự báo về nguồn cung và nhu cầu trong năm nay và giá dầu có thể biến động mạnh./.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/thi-truong-hang-hoa-giam-manh-tuan-thu-3-lien-tiep-102230508085912823.htm
Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết