2 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 6,55% kế hoạch


(CHG) Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước trong 2 tháng đầu năm đạt 6,55% kế hoạch vốn giao, tương đương với trên 49.247 tỷ đồng đã được giải ngân.

Hai tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 6,55% kế hoạch

Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân đạt 6,97%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (8,61%). Trong đó, vốn trong nước đạt 7,24% (cùng kỳ năm 2022 đạt 9,22%), vốn nước ngoài đạt 0,40% (cùng kỳ năm 2022 đạt 0,20%).

Có 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 10%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Điện Biên (23,44%), Tiền Giang (21,04%), Lâm Đồng (20,31%).

Có 50/52 bộ, cơ quan trung ương và 19/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 5%, trong đó có 44 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 2/2023, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đang tập trung triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để giải ngân kế hoạch vốn nên tỷ lệ giải ngân đạt thấp.

26 bộ, cơ quan Trung ương và 50 địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công năm 2023

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 là trên 764.384 tỷ đồng, không bao gồm 6.753 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển (đã giao tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 18/11/2022 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023) hỗ trợ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao. Tổng vốn này chưa bao gồm kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang (do hiện nay các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang báo cáo cấp có thẩm quyền về việc kéo dài thời gian thực hiện kế hoạch vốn các năm trước sang năm 2023). Trong đó, vốn trong nước trên 735.384 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng.

Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 49 bộ, cơ quan trung ương và 63 tỉnh, thành phố. Còn lại 3 bộ, cơ quan trung ương, Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023.

Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 26 bộ, cơ quan trung ương và 50 tỉnh, thành phố chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguyên nhân được các bộ, ngành, địa phương đưa ra là do vốn trong nước chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết vốn năm 2023. Đồng thời, một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1; một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi ngân sách địa phương.

Khẩn trương phân bổ hết kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm

Để vừa đẩy nhanh tiến độ giải ngân vừa giảm áp lực giải ngân cho những tháng tiếp theo, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng phối hợp khẩn trương hướng dẫn và tổng hợp chung nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về việc kéo dài thời gian bố trí vốn của các dự án sử dụng ngân sách trung ương sang năm 2023 và kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Mặt khác, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm trình cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn "Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội" cho các dự án để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có cơ sở giao kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thuộc chương trình này.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương và địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại công văn số 03/BTC-ĐT ngày 3/1/2023 của Bộ Tài chính về việc đôn đốc phân bổ, nhập dự toán trên Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; trong đó, khẩn trương phân bổ hết kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/2-thang-dau-nam-giai-ngan-von-dau-tu-cong-dat-655-ke-hoach-102230306114534875.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

​CHG - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm xây dựng một đất nước dân chủ, kỷ cương và phục vụ nhân dân. Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, ngày 9-11-2022, “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” là phương thức thể hiện quan điểm ấy của Đảng.

Xem chi tiết
Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng - Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra

​CHG - Tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng là một trong “bốn kiên định” thuộc quan điểm chỉ đạo phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng qua gần 40 năm đổi mới đã giúp Đảng không ngừng nâng cao bản lĩnh, sức chiến đấu, đứng vững trước những biến động nhanh chóng của thời cuộc và đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng thời gian qua.

Xem chi tiết
Đánh giá những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư tại thành phố Hải Phòng

Đề tài Đánh giá những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư tại thành phố Hải Phòng do ThS. Phạm Thị Ngọc Mai (Khoa Tài chính Ngân hàng và Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình trọng lực

Đề tài Tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình trọng lực do Lương Thị Minh Thu1 - Bùi Thị Ngọc Tú1 - Phạm Thị Thu Thủy1 - Vũ Quỳnh Trang1 - TS. Nguyễn Thị Thu Hiền2 (1Sinh viên K57F5, Trường Đại học Thương mại - 2Giảng viên, Trường Đại học Thương mại) thực hiện.

Xem chi tiết
Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên

Đề tài Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên do TS. Nguyễn Ngọc Trang 1- CN Trần Trung Tín1 - CN Hoàng Sơn Hiếu1 - TS. Lê Ngọc Nương2 (1Viện Khoa học Xã hội Liên ngành - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành - 2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3