Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Ủy ban Dân tộc - Ảnh: VGP/Hải Minh
Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang quán triệt tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc chiều ngày 7/2. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT, GD&ĐT, Văn phòng Chính phủ.
Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh đây là Chương trình mới với nhiều nhiệm vụ lại được triển khai trên địa bàn rộng, liên quan đến cuộc sống của những người có hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt.
Bên cạnh đó, khối lượng văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình rất lớn, với 33 văn bản trên tổng số 73 văn bản phải ban hành để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia về: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững.
Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, tính đến ngày 30/1/2023, tốc độ giải ngân của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên cả nước đạt 42,53%, thấp hơn so với mức bình quân 57,7% của cả 3 chương trình. Hơn nữa, tổng mức đầu tư cho Chương trình trong năm 2023 tăng 41% so với năm 2022, đẩy áp lực giải ngân sang năm 2023.
Ủy ban Dân tộc kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất tham mưu cho Chính phủ trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế giao nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình cho cả giai đoạn 2023 – 2025; nghiên cứu tham mưu ban hành cơ chế cho phép địa phương điều chỉnh mức vốn đầu tư theo nhu cầu thực tế và được phép điều chuyển nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình giữa các dự án cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Ủy ban Dân tộc cũng kiến nghị Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT nghiên cứu, tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế để tháo gỡ khó khăn của các địa phương trong việc chi trả từ nguồn kinh phí sự nghiệp của Chương trình bố trí cho nội dung khoán chăm sóc và bảo vệ rừng đã thực hiện từ năm 2021.
Uỷ ban Dân tộc sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước khẩn trương tham mưu hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án về Tiêu chí xác định thôn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện Dự án 9 của Chương trình.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong quý I/2023, phải hoàn thành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình - Ảnh: VGP/Hải Minh
Để tăng tốc thực hiện cả ba chương trình mục tiêu quốc gia trong năm bản lề 2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ, cực kỳ hiệu quả trên tinh thần hết sức cộng đồng trách nhiệm và chia sẻ của các bộ, ngành, địa phương.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong quý I/2023, phải hoàn thành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thống nhất về nội dung trên tinh thần lắng nghe, sâu sát cơ sở để khơi thông vướng mắc về thể chế.
Phó Thủ tướng lưu ý phải cố gắng đầu tư ra tấm ra món, tránh dàn trải, lãng phí; tránh tình trạng tách các dự án thành nhiều dự án nhỏ dẫn đến rủi ro mất cán bộ, mất thời gian làm thủ tục, giảm hiệu quả đầu tư.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/bam-sat-co-so-de-khoi-thong-vuong-mac-ve-the-che-tang-toc-thuc-hien-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-10223020721241781.htm
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết