Cụ thể, thông tin từ Tổng giám đốc Bamboo Airways - Lương Hoài Nam cho biết, lý do để Bamboo Airways đưa ra quyết định trên chính là chi phí cho việc vận hành quá lớn, mà hiệu quả khai thác lại không đạt như kỳ vọng.
Phân tích của CEO BamBo cho rằng, Embraer 190 có mức tiêu thụ nhiên liệu cũng ngang ngửa bằng với máy bay Airbus A320 hay 321, nhưng chỉ chở được bằng phân nửa số lượng khách, trong khi giá xăng dầu hiện nay đang ở mức rất cao.
CEO Lương Hoài Nam khẳng định "Sẽ sớm quay lại các sân bay ngách và khai thác bằng dòng may bay Airbus 320/321".
Ngoài ra, Việt Nam và khu vực châu Á - TBD đều không có cơ sở bảo dưỡng loại máy bay Embraer 190 này, nên muốn bảo dưỡng Bamboo Airways cũng phải mang sang Ba Lan. Vật tư, phụ tùng thay thế cũng không có sẵn, thời gian mua và đưa về Việt Nam cũng lâu. Việc đào tạo phi công cũng phải gửi đào tạo ở nước ngoài. Tất cả các yếu tố đó đều dẫn đến chi phí đầu ra quá cao so với doanh thu đạt được.
Sau khi ngừng khai thác dòng máy bay Embraer 190, Bamboo Airways sẽ chỉ khai thác dòng máy bay thân hẹp Airbus A320/321 trên mạng đường bay nội địa và quốc tế khu vực, theo đúng chiến lược, mô hình kinh doanh được chọn.
Cũng theo Tổng giám đốc - Lương Hoài Nam, việc dừng khai thác tuyến Côn Đảo và hoàn tất hợp đồng sớm với đối tác lần này, cũng như ngừng khai thác loại máy bay Boeing B787-9 vào cuối năm 2023, đều nằm trong kế hoạch tái cấu trúc lại toàn bộ của Bambao Airway và đã được báo cáo với Chính phủ vào cuối tháng 11/2023.
Và kể từ tháng 4/2024, đội máy bay hành khách của Bamboo Airways sẽ gồm 8 chiếc A320/321. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm nếu thị trường thuận lợi và nguồn tài chính cho phép, hãng dự kiến tăng lên 12-15 chiếc cùng loại.
Dòng máy bay Embraer E190 với chi phí đầu ra quá cao, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch doanh thu của Bambo Airway
“Trong đợt tái cấu trúc này, hãng sẽ ngừng các đường bay khai thác toàn bộ hoặc một phần bằng loại máy bay Embraer E190, bao gồm từ Hà Nội và Tp.HCM đi Côn Đảo, Huế và từ Hà Nội đi Đồng Hới”. Vị CEO của Bambo Airway cho hay.
Đồng thời, hãng sẽ tập trung khai thác các đường bay nhu cầu lớn, bao gồm; giữa Hà Nội - Tp.HCM và ngược lại; Từ Hà Nội và TP.HCM đi Đà Nẵng và các địa phương trong nước.
Với việc đưa đội máy bay về đơn dòng Airbus A320/321, Bamboo Airways tiếp tục thực hiện các nội dung tái cấu trúc hoạt động, mục tiêu cụ thể là đưa mức lỗ hoạt động xuống mức trên dưới 1.000 tỷ đồng so với 4.000 – 5.000 tỷ đồng mỗi năm trong 5 năm trước đây. “Bambo Airway cũng đặt mục tiêu kinh doanh hoà vốn trong năm 2025 và có lãi trong các năm tiếp theo.
Đồng thời, 'Sẽ quay lại sớm với việc khai thác các sân bay ngách như Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo sau khi được mở rộng và kéo dài đường băng theo định hướng của Chính Phủ”. CEO Lương Hoài Nam khẳng định.
Embraer E190 là loại máy bay phản lực cỡ nhỏ do Brazil sản xuất, được giới chuyên gia đánh giá không còn phù hợp với thị trường hàng không Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung.
Embraer E190 có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn. Loại sân bay này hiện còn rất ít ở Việt Nam. Hiện nay, cả nước chỉ còn 3 sân bay có đường băng ngắn ở Côn Đảo, Cà Mau và Rạch Giá. Hiện Bộ GTVT cũng đã có định hướng sẽ mở rộng và kéo dài đường băng để tiếp nhận được Airbus A320/321. |