Bắt giữ đối tượng vận chuyển 72 cá thể cầy vòi mốc trái phép


(CHG) Đồn Biên phòng Tổng  Cọt, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ một đối tượng về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm.
Trước đó, ngày 14/3/2023, tại xóm Lũng Giỏng, xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Đội tuần tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng Tổng Cọt chủ trì phối hợp với lực lượng chức năng huyện Hà Quảng phát hiện bắt giữ đối tượng Trương Thị Hồng, 44 tuổi, trú tại xóm Lũng Túm, xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, đang có hành vi vận chuyển trái phép 72 cá thể cầy vòi mốc từ Trung Quốc vào Việt Nam.
                                          
Tổ công tác Bộ đội Biên phòng cùng lực lượng chức năng kiểm tra tang vật.
Tổ công tác đã tiến hành đưa đối tượng và tang vật về Đồn Biên phòng tiếp tục điều tra làm rõ. Tại đây, Trương Thị Hồng đã khai nhận được một đối tượng khác thuê vận chuyển từ biên giới Trung quốc về Việt Nam với tiền công là 200.000đ. Khi đang vận chuỷên vào Việt Nam thì bị phát hiện, bắt giữ. Hiện các lực lựng chức năng đang củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, cầy vòi mốc là động vật rừng thuộc diện nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB mà pháp luật Việt Nam nghiêm cấm săn, bắt, vận chuyển, mua bán…
Việt Nam đã và đang tích cực tham gia cá trách nhiệm các điều ước, thế chế và hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, chống buôn bán trái phép loài động vật hoang dã.
Để xử lý những hành vi vi phạm hành chính về buôn bán vận chuyển động vật hoang dã góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã, Chính phủ đã ban hành Nghị định số07/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chăn nuôi. Trong đó, Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2019/ND-CP ngày 25/2/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp./.
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3