Bế mạc phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội


(CHG) Sau 3 ngày làm việc với tinh thần tích cực, trách nhiệm, khẩn trương, nghiêm túc và hiệu quả, phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào chiều 15/2.
Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra sau 3 ngày làm việc và bế mạc vào chiều 15/2 - Ảnh: VGP/ĐH

Phát biểu bế mạc, đánh giá phiên họp đã bám sát và hoàn thành các nội dung theo kế hoạch đề ra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đối với 3 dự án luật là dự án Luật Phòng thủ dân sự, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần này về cơ bản đủ điều kiện để trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách. 

Về các dự thảo nghị quyết thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hướng dẫn thi hành một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội và Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký; đồng thời cho ý kiến bước đầu về dự thảo Nghị quyết liên quan đến các vấn đề thi đua, khen thưởng. 

Liên quan đến địa giới hành chính, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét quyết định thành lập thêm được 1 thành phố, 2 thị xã, 34 phường, 11 thị trấn và điều chỉnh địa giới một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn của 10 tỉnh.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia; thông qua Nghị quyết giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; cho ý kiến về dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của tháng 12/2022 và tháng 1/2023; cho ý kiến đánh giá về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ 3 của Quốc hội.

Trên cơ sở các kết luận nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan hữu quan khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các dự án luật, đặc biệt là hoàn thiện các dự thảo nghị quyết để sớm trình ký ban hành. 

Lưu ý trong thời gian tới còn nhiều nhiệm vụ như chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Hội nghị công tác Hội đồng nhân dân toàn quốc, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, chuẩn bị cho các phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3 và tháng 4/2023… Chủ tịch Quốc hội mong muốn Ủy ban Thường vụ Quốc hội bám sát các chương trình, kế hoạch và kết quả giao ban đầu năm, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, công việc đã được đề ra./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/be-mac-phien-hop-thu-20-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-102230215185058669.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Sáng 12/5, tại Đại học Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp quốc phòng trong tình hình mới

​CHG - Thời gian qua, Học viện Kỹ thuật quân sự không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 26-1-2022, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo” (Nghị quyết số 08-NQ/TW) và đạt được những kết quả nổi bật. Để tiếp tục phát huy thành tựu đã có, Học viện cần tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp toàn diện, đột phá hơn nữa, từ đó góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển mạnh mẽ ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam trong bối cảnh mới.

Xem chi tiết
Hoàn thiện lý luận về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CHG - Lý luận về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam hiện nay là thành quả của tiến trình đổi mới, đồng thời phản ánh quỹ đạo “tiến hóa tất yếu” của mô hình kinh tế thị trường đương đại. Thông qua tác phẩm của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những luận giải, bổ sung nhiều quan điểm mới, góp phần hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Xem chi tiết
Thực trạng áp dụng pháp luật về M&A ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bài nghiên cứu "Thực trạng áp dụng pháp luật về M&A ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" do ThS. PHẠM NGỌC ANH (Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3