Biên phòng Kiên Giang: Củng cố “thế trận lòng dân”, giữ vững chủ quyền biên giới


(CHG) Trong điều kiện dịch bệch phức tạp, đời sống của người dân vùng biên 2 nước Việt Nam và Campuchia đều rất khó khăn, nạn buôn lậu, nhập cảnh, xuất cảnh trái phép rất phức tạp; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, xây dựng “thế trận lòng dân” để giữ vững tuyến biên giới phía Tây Nam của Tổ Quốc.

Những năm qua, bên cạnh việc làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ biên phòng, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ vững ANTT, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu; phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới... Bộ đội Biên phòng luôn chú trọng tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng thế trận Biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới.

Bộ đội biên phòng Hà Tiên tuần tra cột mốc biên giới

Bộ đội biên phòng Hà Tiên tuần tra cột mốc biên giới

Đến với Kiên Giang trong những ngày hè tháng 5, phóng viên (PV) của Tạp chí điện tử   Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có buổi làm việc đồng chí Đại tá Võ Văn Sử - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, đồng chí cho biết: Lãnh đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh luôn quán triệt đến cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Biên phòng tỉnh, đặc biệt là lực lượng chiến sĩ công tác tại các Đồn khu vực biên giới về việc xây dựng “thế trận lòng dân” tạo nên tuyến “hàng rào mềm” góp phần xây dựng tuyến biên giới bình yên, giữ vững chủ quyền đất nước. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động luôn được xác định là một trong những yếu tố then chốt, quyết định; phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục. Trên các tuyến biên giới, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng luôn thực hiện “3 bám, 4 cùng” để tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu, tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong tham gia bảo vệ biên giới; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực phản động, tội phạm.

PV đã khảo sát thực tế tại Đồn biên phòng Hà Tiên, đây là một trong những đồn biên phòng được giao quản lý địa bàn phức tạp với 14km đường biên giới đất liền với nước bạn Campuchia và 21km đường biển.

Đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn Tùng – Đồn trưởng đồn biên phòng Hà Tiên cho biết: Đồn đã làm tốt công tác chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương, tuyên truyền vận động cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên địa bàn thực hiện tốt quy chế khu vực biên giới; vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng cấm qua biên giới, vùng biển. Đảng ủy - Ban Chỉ huy Đồn đã phối hợp với Đảng ủy - UBND của 5 xã, phường xây dựng kế hoạch, tổ chức lễ phát động phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và xuất, nhập cảnh trái phép”. Đã phối hợp với các trưởng ấp, trưởng khu phố, các tổ trưởng tổ dân phố đến từng hộ dân vận động ký cam kết tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và không xuất, nhập cảnh trái phép.

Đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn Tùng làm việc với các đoàn thể  ở địa phương

Đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn Tùng làm việc với các đoàn thể ở địa phương

Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn đã phối hợp với Đảng ủy, UBND 5 xã, phường biên giới tham mưu cho UBND thành phố Hà Tiên ký quyết định thành lập 13 tổ tàu thuyền an toàn, 10 tổ an ninh trật tự, 23 hộ dân có đất sản xuất giáp biên giới đăng ký tham gia tự quản đường biên, cột mốc, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.

Chia sẻ trước những khó khăn của nhân dân trên địa bàn, đơn vị đã vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân ủng hộ 10.000 kg gạo, 500 thùng mì, các nhu yếu phẩm khác; tổ chức trao tặng cho hơn 300 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới trong dịp cao điểm phòng chống dịch Covid 19.

Bộ đội biên phòng Hà Tiên tặng quà cho các hộ gia đình khó khăn

Bộ đội biên phòng Hà Tiên tặng quà cho các hộ gia đình khó khăn

Chị Trang Thị Ơn, người dân sống ở khu vực đường biên giới cho biết: từ khi dịch bệch Covid 19 bùng phát, đời sống của người dân khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia gặp nhiều khó khăn, bộ đội biên phòng đồn Hà Tiên đã giúp đỡ, cung cấp nhu yếu phẩm, giúp đỡ bà con trong sản xuất ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, bà con nhân dân khu vực đường biên nghe theo lời bộ đội, không vượt biên, không tiếp tay cho buôn lậu, cảnh giác với những đối tượng xấu, kịp thời thông tin cho Bộ đội để đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.

Tình hình khu vực đường biên giới chung với nước bạn Campuchia luôn được giữ vững ổn định. Tuy nhiên, nạn buôn bán hàng lậu, xuất nhập cảnh qua biên giới rất phức tạp. Để đảm bảo ổn định tình hình, lực lượng cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Hà Tiên luôn phải gồng mình trên các chốt chặn dọc biên giới đất liền, tuần tra trên tuyến biên giới biển bất kể ngày đêm.

Chúng tôi rất ấn tượng với tâm sự của Thượng tá Nguyễn Văn Tùng - Đồn trưởng đồn biên phòng Hà Tiên: Chúng tôi xác định phải xây dựng song song cả hai tuyến rào chắn biên giới gồm tuyến rào cứng là các chốt chặn và tuyến rào mềm rất quan trọng là “lòng dân”, tạo nên thế trận Biên phòng toàn dân vững chắc cho tuyến biên giới Tây Nam.

Sự nỗ lực của Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển KT-XH, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đó cũng là những nhân tố quyết định sự vững mạnh của “thế trận lòng dân” nơi biên giới. Đồng chí Đại tá Võ Văn Sử cho biết: thời gian tới, Bộ đội Biên phòng tỉnh sẽ chú trọng triển khai sáng tạo, nâng cao chất lượng các phong trào, mô hình, cách làm hiệu quả trong tuyên truyền, vận động và trong tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo; tập trung nhân rộng những mô hình, việc làm thiết thực để nâng cao trình độ nhận thức và tạo việc làm cho đồng bào vùng biên giới, để đồng bào ổn định cuộc sống, là cách phát triển bền vững nhất, qua đó xây dựng tuyên biên giới Kiên Giang nói riêng, biên giới cả nước nói chung ngày càng vững chắc, đảm bảo chủ quyền lãnh thổ luôn được giữ vững.

Còn lại: 1000 ký tự
Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên

Đề tài Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên do TS. Nguyễn Ngọc Trang 1- CN Trần Trung Tín1 - CN Hoàng Sơn Hiếu1 - TS. Lê Ngọc Nương2 (1Viện Khoa học Xã hội Liên ngành - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành - 2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam

CHG - Những năm gần đây, chính sách tín dụng phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu được hệ thống ngân hàng nước ta quan tâm, tích cực triển khai và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thời gian tới, cần tiếp tục có những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, làm gia tăng hơn nữa giá trị và hiệu quả của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Xem chi tiết
Quốc hội triệu tập họp bất thường về công tác nhân sự

Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều ngày 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Xem chi tiết
Đề xuất quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem chi tiết
Phát huy vai trò của phúc lợi doanh nghiệp trong bảo đảm và từng bước nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân

​CHG - Tiếp nối chủ trương “thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển”(1), Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội”(2); “Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội, quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân”(3)… Để thực hiện tốt những chủ trương này, bên cạnh vai trò của Nhà nước, cần phát huy sự tham gia của xã hội, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, thông qua phát triển phúc lợi doanh nghiệp.

Xem chi tiết
2
2
2
3