(CHG) Theo Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022”, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 20%, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm 2021, lạm phát tăng 1,1%...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 20%
Theo đó, trong tháng 5, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 10,9% so với tháng trước, ngưỡng 13.400 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng giảm 26% so với tháng trước, ngưỡng 5.207 doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn giảm 7,9% so với tháng trước, ngưỡng 4.964 doanh nghiệp, nhưng lại tăng tới 46% so với cùng kỳ năm 2021.
Có tới 4.186 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 11,3% so với tháng trước. Và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, ngưỡng 1.339 doanh nghiệp.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 98.600 doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2022, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước; Bình quân mỗi tháng có 19,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
![]() |
Giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm |
Tuy nhiên, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng tăng mạnh, ngưỡng 71.800 doanh nghiệp, tăng 20%; Bình quân một tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường...
Giá xăng dầu lập kỷ lục, đẩy CPI tăng cao
Báo cáo này cũng cho thấy, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng.
Chỉ số (CPI) tháng 5 tăng 0,38%, trong đó, khu vực thành thị tăng 0,34%; khu vực nông thôn tăng 0,42%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 1 nhóm hàng giảm giá.
Trong đó, nhóm giao thông tăng mạnh nhất 2,34% so với tháng trước, làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm, chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu theo giá nhiên liệu thế giới vào ngày 4/5, 11/5 và 23/5.
Liên tiếp các đợt điều chỉnh kéo giá xăng tăng 5,93%; Giá dầu diezen tăng 3,99%. Giá dịch vụ giao thông công cộng cũng tăng 1,06% so với tháng trước do giá nhiên liệu tăng.
Nguyên nhân chính đầu tiên khiến CPI tăng là giá xăng dầu liên tiếp tăng kể từ đầu năm, sau đó là giá hàng hóa thiết yếu đều "tăng theo giá xăng".
Từ đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 13 đợt, làm cho giá xăng RON 95 tăng 7.360 đồng/lít; xăng E5 RON 92 tăng 7.080 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.980 đồng/lít.
Bình quân 5 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 49,95% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,8 điểm phần trăm.
Ngoài ra, giá gas 5 tháng đầu năm tăng 26,67% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm.
Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 5 tháng tăng 8,28% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm....
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 5/2022 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết